Mẫu phụ lục hợp đồng kéo dài thời hạn thanh toán là mẫu nào? Thời hạn thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hóa?
Mẫu phụ lục hợp đồng kéo dài thời hạn thanh toán mới nhất là mẫu nào?
Trong giao dịch mua bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ, các bên thường ký hợp đồng trong đó có thỏa thuận về thời hạn thanh toán. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, các bên tham gia hợp đồng cần kéo dài thời hạn thanh toán.
Trong trường hợp này, các bên giao kết hợp đồng có thể ký phụ lục hợp đồng kéo dài thời hạn thanh toán. Theo đó, các bên giao kết hợp đồng có thể tham khảo Mẫu phụ lục hợp đồng kéo dài thời hạn thanh toán dưới đây:
Tải về Mẫu phụ lục hợp đồng kéo dài thời hạn thanh toán
>>>Xem thêm:
Tải về Mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa
Tải về Mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa đơn giản
Mẫu phụ lục hợp đồng kéo dài thời hạn thanh toán là mẫu nào? Thời hạn thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hóa? (hình từ internet)
Thời hạn thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hóa được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 50 Luật Thương mại 2005 quy định về việc thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hóa như sau:
Thanh toán
1. Bên mua có nghĩa vụ thanh toán tiền mua hàng và nhận hàng theo thỏa thuận.
2. Bên mua phải tuân thủ các phương thức thanh toán, thực hiện việc thanh toán theo trình tự, thủ tục đã thỏa thuận và theo quy định của pháp luật.
3. Bên mua vẫn phải thanh toán tiền mua hàng trong trường hợp hàng hoá mất mát, hư hỏng sau thời điểm rủi ro được chuyển từ bên bán sang bên mua, trừ trường hợp mất mát, hư hỏng do lỗi của bên bán gây ra.
Thời hạn thanh toán được quy định tại Điều 55 Luật Thương mại 2005 như sau:
Thời hạn thanh toán
Trừ trường hợp có thoả thuận khác, thời hạn thanh toán được quy định như sau:
1. Bên mua phải thanh toán cho bên bán vào thời điểm bên bán giao hàng hoặc giao chứng từ liên quan đến hàng hoá;
2. Bên mua không có nghĩa vụ thanh toán cho đến khi có thể kiểm tra xong hàng hoá trong trường hợp có thỏa thuận theo quy định tại Điều 44 của Luật này.
Như vậy, trừ trường hợp có thoả thuận khác, thời hạn thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hóa được quy định như sau:
- Bên mua phải thanh toán cho bên bán vào thời điểm bên bán giao hàng hoặc giao chứng từ liên quan đến hàng hoá;
- Bên mua không có nghĩa vụ thanh toán cho đến khi có thể kiểm tra xong hàng hoá trong trường hợp có thỏa thuận để bên mua hoặc đại diện của bên mua tiến hành kiểm tra hàng hoá trước khi giao hàng. Khi có thỏa thuận thì bên bán phải bảo đảm cho bên mua hoặc đại diện của bên mua có điều kiện tiến hành việc kiểm tra. Theo đó:
+ Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên mua hoặc đại diện của bên mua trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 55 Luật Thương mại 2005 phải kiểm tra hàng hóa trong một thời gian ngắn nhất mà hoàn cảnh thực tế cho phép; trường hợp hợp đồng có quy định về việc vận chuyển hàng hóa thì việc kiểm tra hàng hoá có thể được hoãn lại cho tới khi hàng hoá được chuyển tới địa điểm đến.
+ Trường hợp bên mua hoặc đại diện của bên mua không thực hiện việc kiểm tra hàng hóa trước khi giao hàng theo thỏa thuận thì bên bán có quyền giao hàng theo hợp đồng.
+ Bên bán không phải chịu trách nhiệm về những khiếm khuyết của hàng hoá mà bên mua hoặc đại diện của bên mua đã biết hoặc phải biết nhưng không thông báo cho bên bán trong thời hạn hợp lý sau khi kiểm tra hàng hoá.
+ Bên bán phải chịu trách nhiệm về những khiếm khuyết của hàng hoá mà bên mua hoặc đại diện của bên mua đã kiểm tra nếu các khiếm khuyết của hàng hoá không thể phát hiện được trong quá trình kiểm tra bằng biện pháp thông thường và bên bán đã biết hoặc phải biết về các khiếm khuyết đó nhưng không thông báo cho bên mua.
Phụ lục hợp đồng có hiệu lực như hợp đồng đúng không?
Phụ lục hợp đồng được quy định tại Điều 403 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Phụ lục hợp đồng
1. Hợp đồng có thể có phụ lục kèm theo để quy định chi tiết một số điều khoản của hợp đồng. Phụ lục hợp đồng có hiệu lực như hợp đồng. Nội dung của phụ lục hợp đồng không được trái với nội dung của hợp đồng.
2. Trường hợp phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với nội dung của điều khoản trong hợp đồng thì điều khoản này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trường hợp các bên chấp nhận phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với điều khoản trong hợp đồng thì coi như điều khoản đó trong hợp đồng đã được sửa đổi.
Như vậy, phụ lục hợp đồng có hiệu lực như hợp đồng, tuy nhiên, nội dung của phụ lục hợp đồng không được trái với nội dung của hợp đồng.
Trường hợp phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với nội dung của điều khoản trong hợp đồng thì điều khoản này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Trường hợp các bên chấp nhận phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với điều khoản trong hợp đồng thì coi như điều khoản đó trong hợp đồng đã được sửa đổi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Kế hoạch giải quyết tố cáo đảng viên của chi bộ? Chi bộ có nhiệm vụ giải quyết tố cáo đối với đảng viên nào?
- Công ty tư vấn lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, dự toán của công trình có được tham gia đấu thầu gói thầu tư vấn giám sát của công trình đó không?
- Chứng minh nhân dân là gì? Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có bao gồm số chứng minh nhân dân không?
- Dự toán dự án đầu tư công được xác định dựa trên cơ sở nào? Nội dung phê duyệt dự toán dự án đầu tư công gồm những gì?
- Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là gì? Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đúng không?