Phụ lục hợp đồng là gì? Tổng hợp 09 mẫu phụ lục hợp đồng thông dụng? Phụ lục hợp đồng có phải là một loại hợp đồng phụ?
Phụ lục hợp đồng là gì?
Phụ lục hợp đồng được quy định tại Điều 403 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Phụ lục hợp đồng
1. Hợp đồng có thể có phụ lục kèm theo để quy định chi tiết một số điều khoản của hợp đồng. Phụ lục hợp đồng có hiệu lực như hợp đồng. Nội dung của phụ lục hợp đồng không được trái với nội dung của hợp đồng.
2. Trường hợp phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với nội dung của điều khoản trong hợp đồng thì điều khoản này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trường hợp các bên chấp nhận phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với điều khoản trong hợp đồng thì coi như điều khoản đó trong hợp đồng đã được sửa đổi.
Theo đó, có thể hiểu "Phụ lục hợp đồng" là một bộ phận của hợp đồng để quy định chi tiết một số điều khoản của hợp đồng và có hiệu lực như hợp đồng chính.
Bên cạnh đó, nội dung của phụ lục hợp đồng phải đảm bảo không được trái với nội dung của hợp đồng. Phụ lục này giúp làm rõ và bổ sung các điều khoản cụ thể, tạo sự linh hoạt khi cần điều chỉnh mà không phải soạn thảo lại toàn bộ hợp đồng.
Tuy nhiên, khi soạn thảo phụ lục hợp đồng cần đảm bảo tính nhất quán giữa phụ lục và hợp đồng gốc để duy trì hiệu lực pháp lý và tránh mâu thuẫn trong quá trình thực hiện.
Lưu ý:
Trường hợp phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với nội dung của điều khoản trong hợp đồng thì điều khoản này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Trường hợp các bên chấp nhận phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với điều khoản trong hợp đồng thì coi như điều khoản đó trong hợp đồng đã được sửa đổi.
Phụ lục hợp đồng là gì? Tổng hợp 09 mẫu phụ lục hợp đồng thông dụng? Phụ lục hợp đồng có phải là một loại hợp đồng phụ? (Hình từ Internet)
Tổng hợp 09 mẫu phụ lục hợp đồng thông dụng? Tải về bản word các mẫu phụ lục hợp đồng mới nhất?
Tham khảo Tổng hợp 09 mẫu phụ lục hợp đồng thông dụng mới nhất dưới đây:
(1) Tải về Mẫu phụ lục hợp đồng lao động.
(2) Tải về Mẫu phụ lục hợp đồng mua bán.
(3) Tải về Mẫu phụ lục hợp đồng thuê nhà.
(4) Tải về Mẫu phụ lục hợp đồng dịch vụ.
(5) Tải về Mẫu phụ lục hợp đồng điều chỉnh giá.
(6) Tải về Mẫu phụ lục hợp đồng xây dựng.
(7) Tải về Mẫu phụ lục hợp đồng tư vấn thiết kế.
(8) Tải về Mẫu phụ lục hợp đồng thế chấp tài sản hình thành trong tương lai (các khoản vay được Chính phủ bảo lãnh).
(9) Tải về Mẫu phụ lục hợp đồng bổ sung hợp đồng xây dựng.
Lưu ý:
Hợp đồng gồm các loại chủ yếu theo quy định tại Điều 402 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
- Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau.
- Hợp đồng đơn vụ là hợp đồng mà chỉ một bên có nghĩa vụ.
- Hợp đồng chính là hợp đồng mà hiệu lực không phụ thuộc vào hợp đồng phụ.
- Hợp đồng phụ là hợp đồng mà hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính.
- Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba là hợp đồng mà các bên giao kết hợp đồng đều phải thực hiện nghĩa vụ và người thứ ba được hưởng lợi ích từ việc thực hiện nghĩa vụ đó.
- Hợp đồng có điều kiện là hợp đồng mà việc thực hiện phụ thuộc vào việc phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một sự kiện nhất định.
Phụ lục hợp đồng có phải là một loại hợp đồng phụ?
Theo quy định tại Điều 402 Bộ luật Dân sự 2015, Điều 403 Bộ luật Dân sự 2015 và Điều 407 Bộ luật Dân sự 2015, có thể hiểu phụ lục hợp đồng không phải là một loại hợp đồng phụ. Cụ thể như sau:
Tiêu chí | Phụ lục hợp đồng | Hợp đồng phụ |
Vai trò | Là một phần trong hợp đồng. Cụ thể: Phụ lục hợp đồng được kèm theo hợp đồng để giải thích chi tiết một số điều khoản trong hợp đồng. Nó chỉ có ý nghĩa khi gắn kết với một hợp đồng cụ thể. Nếu tách rời thì phụ lục hợp đồng không có giá trị vì nó không làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt các nghĩa vụ của chủ thể nếu không gắn với hợp đồng gốc. | Là một loại hợp đồng, bản chất của hợp đồng phụ là thỏa thuận có thể làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt các nghĩa vụ của chủ thể. |
Nội dung | Phụ lục hợp đồng nhằm quy định chi tiết một số điều khoản của hợp đồng. Nội dung của phụ lục hợp đồng không được trái với nội dung của hợp đồng. Trường hợp phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với nội dung của điều khoản trong hợp đồng thì điều khoản này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trường hợp các bên chấp nhận phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với điều khoản trong hợp đồng thì coi như điều khoản đó trong hợp đồng đã được sửa đổi. | Nội dung của hợp đồng phụ phải đảm bảo nội dung tại Điều 398 Bộ luật Dân sự 2015 - Đối tượng của hợp đồng; - Số lượng, chất lượng; - Giá, phương thức thanh toán; - Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng; - Quyền, nghĩa vụ của các bên; - Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng; - Phương thức giải quyết tranh chấp. |
Hiệu lực | Phụ lục hợp đồng có hiệu lực như hợp đồng. | Hợp đồng phụ là hợp đồng mà hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính. Sự vô hiệu của hợp đồng chính làm chấm dứt hợp đồng phụ, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận hợp đồng phụ được thay thế hợp đồng chính. Quy định này không áp dụng đối với biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Sự vô hiệu của hợp đồng phụ không làm chấm dứt hợp đồng chính, trừ trường hợp các bên thỏa thuận hợp đồng phụ là một phần không thể tách rời của hợp đồng chính. |
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn giải quyết trường hợp người vi phạm không chấp hành việc xử lý vi phạm về trật tự, an toàn giao thông theo Thông tư 69/2024?
- Mẫu giấy vay tiền không thế chấp đơn giản, hợp pháp? Cho vay không thỏa thuận lãi suất được đòi tiền lãi tối đa bao nhiêu %?
- Trách nhiệm của đại lý thuế? Người nộp thuế phải thông báo về việc thực hiện hợp đồng dịch vụ với đại lý thuế chậm nhất mấy ngày?
- Link xem trực tiếp Chung kết Mr World 2024 ở đâu? Chung kết Mr World 2024 vào lúc mấy giờ?
- Xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật vào sản xuất công nghiệp tiểu thủ công nghiệp có được hỗ trợ trong hoạt động khuyến công?