Mẫu phiếu yêu cầu đăng ký biện pháp bảo đảm đối với tàu biển theo quy định hiện nay là mẫu nào?
Mẫu phiếu yêu cầu đăng ký biện pháp bảo đảm đối với tàu biển theo quy định hiện nay là mẫu nào?
Mẫu phiếu yêu cầu đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu biển được quy định tại khoản 2 Điều 42 Nghị định 99/2022/NĐ-CP như sau:
Hồ sơ đăng ký đối với tàu biển
1. Hồ sơ đăng ký bao gồm:
a) Phiếu yêu cầu theo Mẫu số 01c tại Phụ lục (01 bản chính);
b) Hợp đồng bảo đảm (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực).
2. Hồ sơ đăng ký thay đổi bao gồm:
a) Phiếu yêu cầu theo Mẫu số 02c tại Phụ lục (01 bản chính);
b) Văn bản sửa đổi, bổ sung hợp đồng bảo đảm hoặc văn bản chuyển giao quyền đòi nợ, chuyển giao nghĩa vụ có bảo đảm bằng tàu biển trong trường hợp thay đổi bên bảo đảm, thay đổi bên nhận bảo đảm hoặc văn bản khác chứng minh có căn cứ thay đổi trong trường hợp không có văn bản sửa đổi, bổ sung hợp đồng bảo đảm (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực);
c) Trường hợp đăng ký thay đổi để bổ sung việc đăng ký đối với tài sản bảo đảm đã được thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm nhưng nội dung đã đăng ký trước đó không bao gồm tài sản này thì hồ sơ đăng ký là Phiếu yêu cầu theo Mẫu số 02c tại Phụ lục (01 bản chính).
...
Như vậy, mẫu phiếu yêu cầu đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu biển được quy định theo Mẫu số 01c tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 99/2022/NĐ-CP.
TẢI VỀ Mẫu phiếu yêu cầu đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu biển.
Mẫu phiếu yêu cầu đăng ký biện pháp bảo đảm đối với tàu biển theo quy định hiện nay là mẫu nào? (Hình từ Internet)
Có thể nộp hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu biển thông qua hình thức nào?
Cách thức nộp hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm được quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định 99/2022/NĐ-CP như sau:
Cách thức nộp hồ sơ đăng ký
1. Hồ sơ đăng ký được nộp theo một trong các cách thức sau đây:
a) Qua hệ thống đăng ký trực tuyến;
b) Nộp bản giấy trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính;
c) Qua thư điện tử.
2. Cách thức nộp hồ sơ đăng ký quy định tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều này đối với quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, quyền sử dụng khu vực biển, tài sản gắn liền với khu vực biển hoặc đối với tàu bay, tàu biển thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai, về khai thác, sử dụng tài nguyên biển, về hàng không hoặc pháp luật về hàng hải.
3. Cách thức nộp hồ sơ đăng ký quy định tại điểm c khoản 1 Điều này đối với trường hợp đăng ký quy định tại Điều 44 Nghị định này được áp dụng đối với người đã được cấp tài khoản đăng ký trực tuyến.
Như vậy, theo quy định, có thể nộp hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu biển thông qua một trong các hình thức sau đây:
(1) Qua hệ thống đăng ký trực tuyến;
(2) Nộp bản giấy trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính;
(3) Qua thư điện tử.
Lưu ý: Việc nộp hồ sơ theo hình thức qua hệ thống đăng ký trực tuyến hoặc qua thư điện tử đối với tàu biển được thực hiện theo quy định của pháp luật về về khai thác, sử dụng tài nguyên biển hoặc pháp luật về hàng hải.
Thời điểm có hiệu lực của đăng ký biện pháp bảo đảm đối với tàu biển là khi nào?
Thời điểm có hiệu lực của đăng ký biện pháp bảo đảm đối với tàu biển được quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 99/2022/NĐ-CP như sau:
Hiệu lực của đăng ký
1. Hiệu lực của đăng ký được xác định như sau:
a) Thời điểm có hiệu lực của đăng ký đối với quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất là thời điểm cơ quan đăng ký ghi, cập nhật nội dung đăng ký vào Sổ địa chính; đối với tài sản gắn liền với đất quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 25 Nghị định này là thời điểm cơ quan đăng ký ghi, cập nhật nội dung đăng ký vào Sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai; đối với tàu bay là thời điểm cơ quan đăng ký ghi, cập nhật nội dung đăng ký vào Sổ đăng bạ tàu bay Việt Nam; đối với tàu biển là thời điểm cơ quan đăng ký ghi, cập nhật nội dung đăng ký vào Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam; đối với động sản không phải là tàu bay, tàu biển, chứng khoán đã đăng ký tập trung hoặc đối với trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 44 Nghị định này là thời điểm nội dung đăng ký được cập nhật vào Cơ sở dữ liệu.
Thời điểm có hiệu lực của đăng ký đối với quyền sử dụng khu vực biển, tài sản gắn liền với khu vực biển là thời điểm cơ quan đăng ký ghi, cập nhật nội dung đăng ký vào Sổ đăng ký hoặc vào Cơ sở dữ liệu theo quy định của pháp luật về khai thác, sử dụng tài nguyên biển;
...
Như vậy, theo quy định, thời điểm có hiệu lực của đăng ký biện pháp bảo đảm đối với tàu biển là thời điểm cơ quan đăng ký ghi, cập nhật nội dung đăng ký vào Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?
- Tải về danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu mới nhất? Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu do ai quy định?
- Mẫu báo cáo theo Nghị định 30? Tải về Mẫu báo cáo văn bản hành chính? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo?
- Số câu hỏi, nội dung và tiêu chuẩn đạt sát hạch chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của cá nhân là bao nhiêu câu?