Mẫu Phiếu khám sức khỏe định kỳ cho trẻ 13 đến 18 tháng tuổi dành cho cán bộ y tế tuyến xã phường tại trạm y tế như thế nào?

Xin hỏi, nội dung khám sức khỏe định kỳ cho trẻ 13 đến 18 tháng tuổi gồm những gì? Mẫu Phiếu khám sức khỏe định kỳ cho trẻ 13 đến 18 tháng tuổi dành cho cán bộ y tế tuyến xã phường tại trạm y tế như thế nào? Câu hỏi của anh M.T (Quảng Trị).

Khám sức khỏe định kỳ cho trẻ 13 đến 18 tháng tuổi nhằm mục đích gì?

Mục đích khám sức khỏe định kỳ cho trẻ 13 đến 18 tháng tuổi được hướng dẫn tại Mục 1 Phần V Chương II Khám sức khỏe định kỳ cho trẻ 13-18 tháng tuổi Ban hành kèm theo Quyết định 2796/QĐ-BYT năm 2023 như sau:

Mục đích
Đánh giá, đo lường sức khỏe toàn diện Nhi khoa theo tiêu chuẩn quốc gia, đồng thời phát hiện được các trường hợp bất thường về thể chất và tinh thần cho trẻ em tại vùng địa bàn nông thôn và miền núi, từ đó có hướng xử trí hoặc can thiệp kịp thời về chuyên khoa Nhi nhằm giảm nguy cơ, biến chứng, gánh nặng tài chính do bệnh tật mang lại cho trẻ giai đoạn 13-18 tháng tuổi.

Theo đó, khám sức khỏe định kỳ cho trẻ 13 đến 18 tháng tuổi nhằm kánh giá, đo lường sức khỏe toàn diện Nhi khoa theo tiêu chuẩn quốc gia, đồng thời phát hiện được các trường hợp bất thường về thể chất và tinh thần cho trẻ em tại vùng địa bàn nông thôn và miền núi, từ đó có hướng xử trí hoặc can thiệp kịp thời về chuyên khoa Nhi nhằm giảm nguy cơ, biến chứng, gánh nặng tài chính do bệnh tật mang lại cho trẻ giai đoạn 13-18 tháng tuổi.khám sức khỏe định kỳ cho trẻ

Khám sức khỏe định kỳ cho trẻ 13 đến 18 tháng tuổi (Hình từ Internet)

Nội dung khám sức khỏe định kỳ cho trẻ 13 đến 18 tháng tuổi gồm những gì?

Nội dung khám sức khỏe định kỳ cho trẻ 13 đến 18 tháng tuổi được hướng dẫn tại Mục 2 Phần V Chương II Khám sức khỏe định kỳ cho trẻ 13-18 tháng tuổi Ban hành kèm theo Quyết định 2796/QĐ-BYT năm 2023 như sau:

Nội dung khám
2.1. Khám sức khỏe trẻ 13-18 tháng
Trẻ em ở độ tuổi này thích hoạt động và tò mò, không có cảm giác rõ ràng về giới hạn bên trong. Trẻ cần sự quan tâm và hướng dẫn liên tục của cha mẹ và người chăm sóc. Những bước đi ngập ngừng đầu tiên của đứa trẻ bây giờ là những bước chạy dài để khám phá những địa điểm mới.
Giai đoạn này đối với cả cha mẹ và trẻ sẽ hiệu quả nhất khi cha mẹ giúp con bắt đầu đưa ra những lựa chọn lành mạnh bằng cách cho trẻ ăn những thức ăn bổ dưỡng mà không gây áp lực buộc trẻ phải ăn, cho trẻ tự do khám phá trong giới hạn an toàn, khuyến khích trẻ tham gia vào các thói quen hàng ngày, chẳng hạn như tự ăn hoặc cho lựa chọn giữa 2 cuốn sách yêu thích trước giờ ngủ; và học cách đối phó với sự tức giận và thất vọng của chính mình khi giúp trẻ mới biết đi làm chủ cảm xúc của mình.
Đến khi trẻ 18 tháng tuổi mặc dù các kỹ năng giao tiếp và xã hội của trẻ đang phát triển nhanh chóng, thì trẻ vẫn có vốn từ ngữ và hành vi khá hạn chế để thể hiện bản thân. Hơn nữa,ở độ tuổi này trẻ thường có sức đề phòng cao khi cán bộ y tế thăm khám sức khỏe. Cán bộ y tế cần tạo tâm lý thoải mái, yên tâm cho trẻ khi giả vờ khám một con búp bê hoặc thú nhồi bông trước khi khám trẻ và giữ trẻ thoải mái nhất có thể, hãy thực hiện các thủ thuật ít xâm lấn trước. Quan sát, sau đó sờ nắn đứa trẻ. Cho trẻ cơ hội làm quen cầm ống nghe hoặc ống soi tai trước khi sử dụng.
2.1.1 Các điểm cần chú ý
- Theo dõi, giám sát quá trình tăng trưởng và tiêm phòng.
- Khuyến cáo về chăm sóc và tư vấn cách cho trẻ ăn, tham gia các hoạt động và đảm bảo an toàn.
- Thực hiện thăm khám hoàn chỉnh. Tìm dấu hiệu của bệnh cấp hoặc bệnh mạn tính.
2.1.2 Câu hỏi chung
- Người chăm sóc trẻ có bất kỳ mối quan tâm, câu hỏi hoặc vấn đề nào về con mình không?
- Nhận thấy những thay đổi nào ở trẻ, những thách thức đang diễn ra?
- Tình hình chăm sóc (việc cho ăn và ngủ diễn ra như thế nào, tình trạng nôn trớ, tính chất phân và nước tiểu…), các biện pháp an toàn cho trẻ.
- Hoàn cảnh sống, mối quan hệ trong gia đình?
Khai thác tiền sử
- Trẻ có phải chăm sóc đặc biệt hoặc cấp cứu nào kể từ lần khám trước?
- Anh chị em ruột hoặc bất kỳ ai trong gia đình, đã/mới mắc một bệnh hoặc đã qua đời không? Nếu câu trả lời là Có: Xác định xem ai trong gia đình đã hoặc đang mắc bệnh gì, đồng thời hỏi về tuổi khởi phát và chẩn đoán. Nếu người đó không còn sống, hãy hỏi tuổi vào lúc chết.
- Các yếu tố nguy cơ đối với sự phát triển của trẻ
- Sức khỏe răng miệng của trẻ, mọc răng và chảy nước dãi, vệ sinh răng miệng như thế nào.
2.1.3 Quan sát tương tác giữa cha mẹ và trẻ
Trong lần thăm khám này, chuyên gia y tế quan sát tương tác giữa cha mẹ và trẻ đồng thời thảo luận về bất kỳ mối quan tâm nào.Quan sát tập trung vào:
- Cảm xúc giữa cha mẹ và con cái như thế nào?
- Làm thế nào để phụ huynh hỗ trợ nhu cầu an toàn và cho trẻ yên tâm?
- Trẻ mới biết đi có tìm kiếm cha mẹ bằng mắt hoặc mang một vật gì đó cho cha mẹ xem không?
- Cha mẹ và trẻ chơi với đồ chơi như thế nào (tham gia tương hỗ, tham gia trực tiếp hoặc cha mẹ không chú ý)?
- Cha mẹ phản ứng thế nào khi chuyên gia y tế khen ngợi trẻ?
- Cha mẹ có để ý và ghi nhận những hành vi tích cực của trẻ không?
- Nếu có trẻ khác trong phòng, họ tương tác với trẻ như thế nào?
2.1.4 Khám tổng quát: Tham khảo Phần I, mục 2.1.3 Các bước thăm khám toàn thân
2.1.6 Kết luận và tư vấn
- Chế độ ăn cho ăn/dinh dưỡng và bổ sung vitamin: thực phẩm bổ dưỡng; nước, sữa và nước ép; thể hiện sự độc lập thông qua sở thích ăn uống
+ Cung cấp nhiều loại thực phẩm/đồ ăn nhẹ tốt cho sức khỏe, đặc biệt là rau/trái cây/protein nạc.
+ Cung cấp 1 bữa ăn lớn hơn, nhiều bữa ăn nhỏ/bữa ăn nhẹ; tin tưởng để trẻ quyết định ăn bao nhiêu.
+ Cân nhắc việc duy trì bổ sung vitamin D (400 IU uống mỗi ngày sau 12 tháng tuổi) nếu có nguy cơ bệnh còi xương
- Vệ sinh răng miệng và ngừa sâu răng
- Hoạt động thể chất, hành vi tĩnh tại và giấc ngủ
+ Hoạt động thể chất khác nhau trong ít nhất 180 phút/ngày
+ 11-14 giờ ngủ
- Hỗ trợ sự phát triển trẻ nhỏ:
+ Dành thời gian cho con mỗi ngày; lên kế hoạch trước cho tình huống khó khăn, và thử những điều mới mẻ và tạo điều kiện để trẻ thực hiện dễ dàng hơn.
+ Kiên định với kỷ luật/thực thi các giới hạn.
+ Đọc sách về cách sử dụng bô; cố gắng khen ngợi ngồi bô.
+ Khuyến khích phát triển ngôn ngữ bằng cách đọc và ca hát; nói về những gì trẻ nhìn thấy.
+ Sử dụng các từ mô tả cảm giác và cảm xúc để giúp trẻ tìm hiểu về cảm xúc.
+ Dành thời gian để chơi không có công nghệ mỗi ngày; sử dụng thói quen đọc/bài hát nhất quán trước khi đi ngủ.
- Phòng chống thương tích:
+ Ghế, ngồi sau xe 2 bánh đều phải có dây an toàn;
+ Loại bỏ/khóa chất độc/sản phẩm gia dụng độc hại;
+ Sử dụng mũ/quần áo chống nắng, kem chống nắng; tránh tiếp xúc lâu khi mặt trời mạnh nhất, từ 11:00 sáng đến 3:00 chiều...
+ Lên lịch hẹn thăm khám sức khỏe cho trẻ tiếp theo.
2.2. Tiêm chủng
- Tiêm vắc xin phòng bệnh viêm gan B và phòng bạch hầu - ho gà - uốn ván -bại liệt - viêm màng não mủ, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi do Haemophilus influenzea mũi 4 có thể sử dụng vắc xin 6 trong 1 (dịch vụ) hoặc vắc xin 5 trong 1 trong chương trình tiêm chủng mở rộng lúc 18 tháng và phải hoàn thành trước 24 tháng.
- Tiêm vắc xin phòng sởi - rubella (MR) trong chương trình tiêm chủng mở rộng khi đủ 18 tháng.

Mẫu Phiếu khám sức khỏe định kỳ cho trẻ 13 đến 18 tháng tuổi dành cho cán bộ y tế tuyến xã phường tại trạm y tế như thế nào?

Phiếu khám sức khỏe định kỳ cho trẻ 13 đến 18 tháng tuổi được hướng dẫn tại Mục 3 Phần V Chương II Khám sức khỏe định kỳ cho trẻ 13-18 tháng tuổi Ban hành kèm theo Quyết định 2796/QĐ-BYT năm 2023 như sau:

phiếu khám sức khỏe

Tải về mẫu Phiếu khám sức khỏe định kỳ cho trẻ 13 đến 18 tháng tuổi dành cho cán bộ y tế tuyến xã phường tại trạm y tế tại đây.

Khám sức khỏe định kỳ Tải trọn bộ các văn bản hiện hành về Khám sức khỏe định kỳ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Người làm nghề mai táng, hỏa táng chuyên nghiệp có phải khám sức khỏe định kỳ không?
Pháp luật
Ái kỷ là gì? Dấu hiệu của ái kỷ? Khám sức khỏe định kỳ cho người lao động có khám tâm thần không?
Pháp luật
Mẫu Phiếu khám sức khỏe định kỳ cho trẻ dưới 24 tháng chuẩn hướng dẫn Bộ Y tế? Gợi ý về chế độ dinh dưỡng cho trẻ dưới 12 tháng?
Pháp luật
Người lao động làm việc trực tiếp sản xuất thực phẩm thì khi khám sức khỏe định kỳ có được khám xét nghiệm viêm gan A hay không?
Pháp luật
Từ ngày 01/01/2025, ai phải khám sức khỏe định kỳ khi lái xe? Tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe?
Pháp luật
Người sử dụng lao động có bắt buộc phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động hay không?
Pháp luật
Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam có được khám sức khỏe định kỳ tại Việt Nam theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Tiêm vắc xin HPV để làm gì? Lao động nữ có được xét nghiệm HPV khi khám sức khỏe định kỳ hay không?
Pháp luật
Nhân viên bếp ăn thì khám sức khỏe định kỳ bao nhiêu tháng một lần? Nếu không tổ chức khám sức khỏe thì NSDLĐ bị xử lý như thế nào?
Pháp luật
Danh mục khám chuyên khoa phụ sản trong khám sức khỏe định kỳ cho lao động nữ được cơ quan có thẩm quyền quy định năm 2024 gồm những mục nào?
Pháp luật
Lao động nữ khi khám sức khỏe định kỳ thì được khám chuyên khoa phụ sản những nội dung nào theo quy định?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Khám sức khỏe định kỳ
1,369 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Khám sức khỏe định kỳ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Khám sức khỏe định kỳ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào