Mẫu phiếu đề xuất xử lý thông tin qua đường dây nóng của Kiểm toán nhà nước là mẫu nào? Tải mẫu về ở đâu?
- Mẫu phiếu đề xuất xử lý thông tin qua đường dây nóng của Kiểm toán nhà nước là mẫu nào? Tải mẫu về ở đâu?
- Kể từ khi nhận được thông tin báo cáo của công chức tiếp nhận thông tin, cá nhân có thẩm quyền phải báo cáo xin ý kiến chỉ đạo trong thời gian bao lâu?
- Tiếp nhận và xử lý thông tin qua đường dây nóng của Kiểm toán nhà nước được quy định như thế nào?
Mẫu phiếu đề xuất xử lý thông tin qua đường dây nóng của Kiểm toán nhà nước là mẫu nào? Tải mẫu về ở đâu?
Mẫu phiếu đề xuất xử lý thông tin qua đường dây nóng của Kiểm toán nhà nước được quy định tại Phụ lục 02 Quy chế quản lý, sử dụng đường dây nóng của Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1392/QĐ-KTNN năm 2024.
Tải về Mẫu phiếu đề xuất xử lý thông tin qua đường dây nóng của Kiểm toán nhà nước
Mẫu phiếu đề xuất xử lý thông tin qua đường dây nóng của Kiểm toán nhà nước là mẫu nào? Tải mẫu về ở đâu? (Hình từ Internet)
Kể từ khi nhận được thông tin báo cáo của công chức tiếp nhận thông tin, cá nhân có thẩm quyền phải báo cáo xin ý kiến chỉ đạo trong thời gian bao lâu?
Xử lý thông tin được quy định tại Điều 7 Quy chế quản lý, sử dụng đường dây nóng của Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1392/QĐ-KTNN năm 2024 như sau:
Xử lý thông tin
1. Công chức tiếp nhận thông tin có trách nhiệm: Báo cáo cho Chánh Thanh tra Kiểm toán nhà nước ngay sau khi tiếp nhận được thông tin để xin ý kiến chỉ đạo của Tổng Kiểm toán nhà nước.
2. Trong thời hạn 01 giờ kể từ khi nhận được thông tin báo cáo của công chức tiếp nhận thông tin, Chánh Thanh tra Kiểm toán nhà nước trực tiếp báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của Tổng Kiểm toán nhà nước và đề xuất, kiến nghị biện pháp xử lý thông qua “Phiếu đề xuất xử lý thông tin qua đường dây nóng” tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Quy chế này.
3. Sau khi có ý kiến chỉ đạo của Tổng Kiểm toán nhà nước, Chánh Thanh tra Kiểm toán nhà nước chuyển thông tin cho đơn vị, tổ chức, cá nhân được Tổng Kiểm toán nhà nước giao xử lý thông tin. Hồ sơ gồm: Phiếu đề xuất xử lý thông tin qua đường dây nóng có ý kiến chỉ đạo của Tổng Kiểm toán nhà nước, file ghi âm thông tin, nội dung tin nhắn do tổ chức, cá nhân cung cấp qua đường dây nóng của Kiểm toán nhà nước. Hình thức chuyển tin: theo quy định của Quy chế công tác văn thư, lưu trữ của Kiểm toán nhà nước.
...
Theo đó, trong thời hạn 01 giờ kể từ khi nhận được thông tin báo cáo của công chức tiếp nhận thông tin, Chánh Thanh tra Kiểm toán nhà nước trực tiếp báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của Tổng Kiểm toán nhà nước và đề xuất, kiến nghị biện pháp xử lý thông qua “Phiếu đề xuất xử lý thông tin qua đường dây nóng” tại Phụ lục 02 Quy chế quản lý, sử dụng đường dây nóng của Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1392/QĐ-KTNN năm 2024.
Tiếp nhận và xử lý thông tin qua đường dây nóng của Kiểm toán nhà nước được quy định như thế nào?
Việc tiếp nhận và xử lý thông tin qua đường dây nóng của Kiểm toán nhà nước phải đảm bảo theo quy định tại Điều 3 Quy chế quản lý, sử dụng đường dây nóng của Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1392/QĐ-KTNN năm 2024 cụ thể như sau:
- Việc tiếp nhận và xử lý thông tin phải bảo đảm nhanh chóng, kịp thời, chính xác, đúng trình tự, thủ tục, thời gian, thẩm quyền theo quy định của pháp luật và Quy chế này; được thực hiện theo chế độ “Khẩn” và ưu tiên; đối với trường hợp có chứa bí mật nhà nước, việc tiếp nhận và xử lý thông tin thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
- Đảm bảo giữ bí mật về danh tính, số điện thoại, địa chỉ, nội dung phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin qua đường dây nóng; nếu người cung cấp thông tin có yêu cầu được biết kết quả xử lý thông tin do mình cung cấp thì tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý, giải quyết phải thông báo cho người đó biết.
- Thông tin phản ánh qua đường dây nóng phải sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt.
- Từ chối xử lý thông tin nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Người cung cấp thông tin không cung cấp chính xác, rõ ràng họ, tên, địa chỉ, số điện thoại (để liên hệ lại), số chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân của mình.
+ Nội dung thông tin cung cấp không rõ ràng, không thể xác định được nội dung vụ việc cụ thể, địa điểm xảy ra và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
+ Các nội dung, thông tin không liên quan đến hành vi tham nhũng, tiêu cực, sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà trong hoạt động kiểm toán.
+ Thông tin phản ánh không kịp thời, không phù hợp với thời điểm khảo sát thu thập thông tin để lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán, kiểm tra thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán.
+ Các nội dung, thông tin phản ánh đã được cá nhân, tổ chức thực hiện gửi đơn khiếu nại, tố cáo theo quy định của Luật Khiếu nại 2011, Luật Tố cáo 2018, Luật Tiếp công dân 2013.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?