Mẫu phiếu đánh giá nguy cơ và chỉ định điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV (PrEP) theo Quyết định 5968?

Mẫu phiếu đánh giá nguy cơ và chỉ định điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV (PrEP) theo Quyết định 5968? Sử dụng phiếu đánh giá nguy cơ và chỉ định điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV (PrEP) khi nào?

Mẫu phiếu đánh giá nguy cơ và chỉ định điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV (PrEP) theo Quyết định 5968?

Mẫu phiếu đánh giá nguy cơ và chỉ định điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV (PrEP) tại Phụ lục 2 Hướng dẫn Điều trị và chăm sóc HIV/AIDS ban hành kèm theo Quyết định 5968/QĐ-BYT năm 2021 quy định như sau:

mẫu phiếu đánh giá nguy cơ và chỉ định dự phòng trước phơi nhiễm với hiv

Tải về Mẫu phiếu đánh giá nguy cơ và chỉ định điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV (PrEP) theo Quyết định 5968 tải về

Mẫu phiếu đánh giá nguy cơ và chỉ định điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV (PrEP) theo Quyết định 5968?

Mẫu phiếu đánh giá nguy cơ và chỉ định điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV (PrEP) theo Quyết định 5968? (Hình từ Internet)

Sử dụng phiếu đánh giá nguy cơ và chỉ định điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV (PrEP) khi nào?

Căn cứ theo Mục 11 Phần I Hướng dẫn Điều trị và chăm sóc HIV/AIDS ban hành kèm theo Quyết định 5968/QĐ-BYT năm 2021 quy định như sau:

I. ĐIỀU TRỊ DỰ PHÒNG TRƯỚC PHƠI NHIỄM VỚI HIV
...
11. Cung cấp dịch vụ PrEP
11.1. Quy trình cung cấp PrEP
Lần khám đầu
- Đánh giá nguy cơ nhiễm HIV thông qua việc sử dụng Phiếu Đánh giá nguy cơ và chỉ định điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV (Phụ lục 2).
- Thảo luận với khách hàng có nguy cơ nhiễm HIV về lợi ích của PrEP, quy định xét nghiệm HIV cùng các xét nghiệm khác khi sử dụng PrEP và mong muốn sử dụng PrEP của khách hàng.
- Xét nghiệm HIV.
- Lập bệnh án PrEP cho khách hàng có chỉ định điều trị PrEP và thực hiện:
+) Khám, phát hiện các triệu chứng của hội chứng nhiễm HIV cấp tính trong hai tuần trước đó; phát hiện nhiễm trùng LTQĐTD, viêm gan B, bệnh thận và các bệnh lý khác; khai thác về các thuốc đang sử dụng, bao gồm hoóc môn khẳng định giới.
+) Khai thác về nguy cơ khách hàng bị bạo lực từ bạn tình, sử dụng rượu và các chất gây nghiện (đặc biệt trước và trong khi quan hệ tình dục).
+) Thảo luận với khách hàng về hình thức sử dụng PrEP hằng ngày hoặc tình huống, thời gian đạt được hiệu quả bảo vệ kể từ khi uống thuốc PrEP, thời gian hết hiệu quả sau khi ngừng PrEP.
+) Chỉ định xét nghiệm creatinine, anti-HCV, HBsAg, xét nghiệm các nhiễm trùng LTQĐTD thường gặp.
+) Kê đơn thuốc PrEP với số lượng tối đa là 30 ngày sử dụng. Có thể kê đơn thuốc PrEP trong khi chờ kết quả của các xét nghiệm trên, kể cả xét nghiệm creatinin. Không nên kê đơn thuốc PrEP ngay trong ngày đối với các khách hàng sau dù được xác định đủ tiêu chuẩn sử dụng PrEP:
++) Chưa sẵn sàng sử dụng PrEP;
++) Có tiền sử hoặc đang có bệnh về thận hoặc các bệnh lý liên quan khác như tiểu đường, hoặc cao huyết áp…
++) Có phơi nhiễm với HIV nhưng không có các triệu chứng của nhiễm HIV cấp;
++) Có bệnh lý sức khỏe tâm thần dẫn đến việc không hiểu về các quy định tuân thủ điều trị khi sử dụng PrEP.
+) Thông báo về tác dụng không mong muốn của thuốc ARV có thể gặp phải và cách xử trí.
+) Tư vấn việc sử dụng bao cao su trong phòng các nhiễm trùng LTQĐTD, phòng tránh thai và chuyển gửi khách hàng đến các dịch vụ can thiệp dự phòng khác nếu cần.
+) Hẹn lịch khám tiếp theo sau 01 tháng.
+) Tư vấn, giới thiệu khách hàng đến khám các chuyên khoa phù hợp nếu khách hàng có các bệnh lý kèm theo.
...

Như vậy, Phiếu Đánh giá nguy cơ và chỉ định điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV (PrEP) sẽ được sử dụng để đánh giá nguy cơ nhiễm HIV đối với bệnh nhân khi thực hiện khám lần đầu.

Tư vấn khi điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV (PrEP) như thế nào?

Căn cứ theo Mục 8 Phần I Hướng dẫn Điều trị và chăm sóc HIV/AIDS ban hành kèm theo Quyết định 5968/QĐ-BYT năm 2021 quy định như sau:

Theo đó, tư vấn điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV (PrEP) có nội dung như sau:

- Uống thuốc theo lịch phù hợp và tuân thủ điều trị.

- Xử trí khi quên uống thuốc:

+) Nếu khách hàng quên thuốc trong vòng 03 ngày: uống thuốc ngay khi nhớ ra, không uống quá 2 viên/ngày đầu sau khi quên thuốc. Những ngày sau uống mỗi ngày 01 viên.

+) Nếu khách hàng quên thuốc từ 04 - 06 ngày: Đánh giá hành vi nguy cơ của khách hàng trong những ngày quên thuốc. Nếu khách hàng không có hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV thì hướng dẫn khách hàng tiếp tục uống thuốc PrEP theo phác đồ đã được chỉ định; nếu có nguy cơ phơi nhiễm HIV thì cần thực hiện lại xét nghiệm HIV, chỉ định sử dụng PEP trong 28 ngày (nếu cần); sau đó xét nghiệm lại HIV, nếu kết quả âm tính thì chỉ định sử dụng PrEP.

+) Nếu khách hàng quên thuốc từ 7 ngày trở lên, đánh giá lại và khởi liều như một khách hàng PrEP mới (trường hợp này không cần làm lại xét nghiệm creatinin và HBsAg nếu đã có kết quả trong vòng 6 tháng qua).

+ Hướng dẫn sử dụng công cụ hỗ trợ tuân thủ điều trị và gắn việc uống thuốc với các hoạt động hằng ngày của khách hàng.

- Các tác dụng không mong muốn có thể gặp và cách xử trí.

- Thời gian đạt được hiệu quả bảo vệ kể từ khi uống thuốc PrEP và các biện pháp phòng ngừa khác cần thực hiện trong thời gian này:

+) Đối với nam không sử dụng hoóc môn khẳng định giới: hiệu quả bảo vệ tối đa sau 02 - 24 giờ nếu bắt đầu liều 02 viên hoặc 07 ngày nếu uống mỗi ngày 01 viên.

+) Đối với nữ có nguy cơ nhiễm HIV hoặc người có nguy cơ nhiễm HIV qua đường máu: PrEP chỉ có tác dụng bảo vệ tối đa sau khi sử dụng thuốc đầy đủ và liên tục trong 07 ngày.

- Hình thức sử dụng PrEP mà khách hàng lựa chọn và cách chuyển đổi đúng giữa uống PrEP hằng ngày và PrEP tình huống.

- PrEP không có tác dụng dự phòng các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục và tránh thai. Tư vấn sử dụng bao cao su và chất bôi trơn trong quá trình sử dụng PrEP.

Phơi nhiễm với HIV Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Phơi nhiễm với HIV
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mẫu phiếu đánh giá nguy cơ và chỉ định điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV (PrEP) theo Quyết định 5968?
Pháp luật
PEP là gì? Không chỉ định điều trị dự phòng sau phơi nhiễm với HIV (PEP) cho những trường hợp nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phơi nhiễm với HIV
3 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phơi nhiễm với HIV

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phơi nhiễm với HIV

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào