Mẫu kiến nghị tạm đình chỉ chức vụ của bị can mới nhất hiện nay? Tạm đình chỉ chức vụ bị can đang đảm nhiệm được thực hiện khi nào?
Mẫu kiến nghị tạm đình chỉ chức vụ của bị can mới nhất hiện nay?
Căn cứ theo Biểu mẫu 57 Danh mục về biểu mẫu, giấy tờ, sổ sách về điều tra hình sự ban hành kèm theo Thông tư 119/2021/TT-BCA quy định về mẫu kiến nghị tạm đình chỉ chức vụ của bị can như sau:
Tải mẫu kiến nghị tạm đình chỉ chức vụ của bị can mới nhất hiện nay. Tải về
Kiến nghị tạm đình chỉ chức vụ của bị can (Hình từ Internet)
Mẫu kiến nghị tạm đình chỉ chức vụ của bị can được sử dụng và quản lý theo nguyên tắc nào?
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 119/2021/TT-BCA quy định như sau:
Nguyên tắc sử dụng và quản lý biểu mẫu trong hoạt động điều tra hình sự
1. Chỉ sử dụng các biểu mẫu trong hoạt động điều tra hình sự và hoạt động kiểm tra, xác minh sơ bộ tố giác, tin báo về tội phạm. Các biểu mẫu phải được sử dụng và quản lý đúng mục đích cho hoạt động điều tra hình sự và hoạt động kiểm tra, xác minh sơ bộ tố giác, tin báo về tội phạm.
2. Việc ghi thông tin trong từng biểu mẫu phải bảo đảm khách quan, chính xác, đầy đủ theo đúng quy định của pháp luật.
Theo đó, mẫu kiến nghị tạm đình chỉ chức vụ của bị can được sử dụng và quản lý đúng mục đích cho hoạt động điều tra hình sự và hoạt động kiểm tra, xác minh sơ bộ tố giác, tin báo về tội phạm.
Việc ghi thông tin trong mẫu kiến nghị tạm đình chỉ chức vụ của bị can phải bảo đảm khách quan, chính xác, đầy đủ theo đúng quy định của pháp luật.
Tạm đình chỉ chức vụ bị can đang đảm nhiệm được thực hiện khi nào?
Căn cứ theo Điều 181 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau
Tạm đình chỉ chức vụ bị can đang đảm nhiệm
Khi xét thấy việc bị can tiếp tục giữ chức vụ gây khó khăn cho việc điều tra thì Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát có quyền kiến nghị với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý bị can tạm đình chỉ chức vụ của bị can. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được kiến nghị, cơ quan, tổ chức này phải trả lời bằng văn bản cho Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát đã kiến nghị biết.
Như vậy, tạm đình chỉ chức vụ bị can đang đảm nhiệm được thực hiện khi xét thấy việc bị can tiếp tục giữ chức vụ gây khó khăn cho việc điều tra.
Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được kiến nghị, cơ quan, tổ chức này phải trả lời bằng văn bản cho Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát đã kiến nghị biết.
Bị can có những quyền và nghĩa vụ gì?
Căn cứ theo khoản 2, khoản 3 Điều 60 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau
Bị can
1. Bị can là người hoặc pháp nhân bị khởi tố về hình sự. Quyền và nghĩa vụ của bị can là pháp nhân được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân theo quy định của Bộ luật này.
2. Bị can có quyền:
a) Được biết lý do mình bị khởi tố;
b) Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;
c) Nhận quyết định khởi tố bị can; quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can, quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, quyết định phê chuẩn quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can; quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; bản kết luận điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án; bản cáo trạng, quyết định truy tố và các quyết định tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này;
d) Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội;
đ) Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
e) Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;
g) Đề nghị giám định, định giá tài sản; đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật;
h) Tự bào chữa, nhờ người bào chữa;
i) Đọc, ghi chép bản sao tài liệu hoặc tài liệu được số hóa liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội hoặc bản sao tài liệu khác liên quan đến việc bào chữa kể từ khi kết thúc điều tra khi có yêu cầu;
k) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
3. Bị can có nghĩa vụ:
a) Có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Trường hợp vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì có thể bị áp giải, nếu bỏ trốn thì bị truy nã;
b) Chấp hành quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
4. Bộ trưởng Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết trình tự, thủ tục, thời hạn, địa điểm bị can đọc, ghi chép bản sao tài liệu hoặc tài liệu được số hóa liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội hoặc bản sao tài liệu khác liên quan đến việc bào chữa khi bị can có yêu cầu quy định tại điểm i khoản 2 Điều này.
Theo đó, bị can có những quyền và nghĩa vụ được quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?
- Liên hệ bản thân về 19 điều Đảng viên không được làm? Liên hệ bản thân về những điều Đảng viên không được làm?