Mẫu kế hoạch kiểm tra giám sát tổ chức đảng của Ủy ban kiểm tra các cấp mới nhất? Mọi tổ chức đảng đều bị kiểm tra giám sát kỷ luật đảng?
- Mẫu kế hoạch kiểm tra giám sát tổ chức đảng của Ủy ban kiểm tra các cấp mới nhất?
- Khi kiểm tra thi hành kỷ luật, phát hiện việc kỷ luật tổ chức đảng vi phạm không đúng thẩm quyền thì Ủy ban kiểm tra được yêu cầu tổ chức đảng đã quyết định kỷ luật hủy bỏ quyết định đã ban hành không?
- Việc kiểm tra giám sát tổ chức đảng có ngoại lệ không?
Mẫu kế hoạch kiểm tra giám sát tổ chức đảng của Ủy ban kiểm tra các cấp mới nhất?
Hiện nay, Hướng dẫn 02-HD/TW năm 2021 thực hiện một số nội dung Quy định 22-QĐ/TW năm 2021 về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng do Ban Chấp hành Trung ương và các văn bản hướng dẫn liên quan không quy định cụ thể Mẫu kế hoạch kiểm tra giám sát tổ chức đảng của Ủy ban kiểm tra các cấp.
Có thể tham khảo Mẫu kế hoạch kiểm tra giám sát tổ chức đảng của Ủy ban kiểm tra các cấp dưới đây:
TẢI VỀ: Mẫu kế hoạch kiểm tra giám sát tổ chức đảng của Ủy ban kiểm tra các cấp
*Mẫu trên chỉ mang tính chất tham khảo
Mẫu kế hoạch kiểm tra giám sát tổ chức đảng của Ủy ban kiểm tra các cấp mới nhất? Mọi tổ chức đảng đều bị kiểm tra giám sát kỷ luật đảng? (Hình từ internet)
Khi kiểm tra thi hành kỷ luật, phát hiện việc kỷ luật tổ chức đảng vi phạm không đúng thẩm quyền thì Ủy ban kiểm tra được yêu cầu tổ chức đảng đã quyết định kỷ luật hủy bỏ quyết định đã ban hành không?
Theo quy định tại Mục 5 Phần II Hướng dẫn 02-HD/TW năm 2021 thực hiện một số nội dung Quy định 22-QĐ/TW năm 2021 về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng do Ban Chấp hành Trung ương ban hành có quy định công tác kiểm tra của ủy ban kiểm tra các cấp như sau:
5. Ủy ban kiểm tra các cấp (Điều 8)
...
5.4. Thực hiện nhiệm vụ theo quy định của Điều lệ Đảng
5.4.1. Trong kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm, nếu đối tượng kiểm tra bị tố cáo hoặc phát hiện thêm nội dung vi phạm mới thì ủy ban kiểm tra (hoặc thường trực ủy ban kiểm tra) xem xét, quyết định bổ sung nội dung kiểm tra và báo cáo chung khi kết thúc kiểm tra (đối với cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy các cấp và chi bộ kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm cũng thực hiện tương tự như trên).
5.4.2. Trong kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm, đoàn (tổ) kiểm tra nhận thấy vi phạm đã rõ, đến mức phải thi hành kỷ luật, đồng thời đối tượng kiểm tra tự giác nhận khuyết điểm, vi phạm và hình thức kỷ luật thì trưởng đoàn (tổ) kiểm tra báo cáo thường trực ủy ban hoặc ủy ban kiểm tra xem xét, cho kết hợp thực hiện quy trình xem xét, thi hành kỷ luật đảng (gọi chung là quy trình kép).
5.4.3. Khi kiểm tra việc thi hành kỷ luật, nếu phát hiện việc kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm không đúng thẩm quyền, quy trình, thủ tục thì chủ thể kiểm tra căn cứ nội dung, tính chất, mức độ vi phạm để xem xét, ban hành quyết định hoặc yêu cầu tổ chức đảng đã quyết định kỷ luật hủy bỏ quyết định đã ban hành, thực hiện quy trình xem xét, thi hành kỷ luật lại đối với tổ chức đảng, đảng viên vi phạm và ban hành quyết định kỷ luật mới theo thẩm quyền.
5.4.4. Ủy ban kiểm tra các cấp hướng dẫn các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy cùng cấp, cấp ủy, tổ chức đảng cấp dưới xây dựng chương trình kiểm tra, giám sát toàn khóa, kế hoạch thực hiện kiểm tra, giám sát hằng năm; khung chương trình bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ và việc phân công, bố trí cán bộ tham gia thành viên các đoàn (tổ) kiểm tra, giám sát của các tổ chức đảng; tham mưu cho các ban cán sự đảng, đảng đoàn lãnh đạo công tác kiểm tra.
5.4.5. Ủy ban kiểm tra chủ động phối hợp với ban tổ chức cấp ủy (chủ trì) trong việc tham mưu giúp cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy cùng cấp về thẩm định giới thiệu nhân sự tham gia cấp ủy cấp dưới, khen thưởng hoặc luân chuyển, bổ nhiệm, điều động cán bộ kiểm tra giữ các chức vụ thuộc diện cấp ủy cùng cấp quản lý, kiện toàn nhân sự, tổ chức bộ máy ủy ban kiểm tra và cơ quan ủy ban kiểm tra, xây dựng đội ngũ cán bộ kiểm tra cấp mình và cấp dưới trực thuộc cấp ủy.
5.4.6. Khi thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, tùy nội dung, tính chất vụ việc hoặc trường hợp cần thiết, đoàn kiểm tra, giám sát có thể thông qua hội nghị, hoạt động trực tuyến hoặc ủy quyền bằng văn bản để thực hiện.
5.4.7. Chậm nhất 5 ngày kể từ khi có kết quả (kết luận) xử lý đảng viên vi phạm, cấp ủy hoặc ủy ban kiểm tra cùng cấp phải thông báo kết quả bằng văn bản cho cơ quan đã chuyển thông tin, hồ sơ, tài liệu biết (các cơ quan có thẩm quyền quyết định kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án các vụ án, vụ việc).
Theo đó, khi kiểm tra việc thi hành kỷ luật, nếu phát hiện việc kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm không đúng thẩm quyền, quy trình, thủ tục thì ủy ban kiểm tra căn cứ nội dung, tính chất, mức độ vi phạm để xem xét, yêu cầu tổ chức đảng đã quyết định kỷ luật hủy bỏ quyết định đã ban hành, thực hiện quy trình xem xét, thi hành kỷ luật lại đối với tổ chức đảng, đảng viên vi phạm và ban hành quyết định kỷ luật mới theo thẩm quyền.
Việc kiểm tra giám sát tổ chức đảng có ngoại lệ không?
Căn cứ Điều 2 Quy định 22-QĐ/TW năm 2021 về công tác kiểm tra giám sát và kỷ luật của Đảng:
Nguyên tắc trong kiểm tra, giám sát và kỷ luật Đảng
...
4. Tuân thủ đúng nguyên tắc, quy trình, thủ tục, thẩm quyền, phương pháp công tác theo quy định của Đảng; chủ động, kịp thời, công khai, dân chủ, khách quan, công tâm, thận trọng, chặt chẽ, chính xác, nghiêm minh.
5. Mọi tổ chức đảng và đảng viên đều bình đẳng trước kỷ luật của Đảng và đều phải chịu sự kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng, không có ngoại lệ.
6. Nguyên tắc, trình tự, thủ tục, thẩm quyền thi hành kỷ luật đảng được quy định tại Điều lệ Đảng, các quy định, hướng dẫn của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Mọi tổ chức đảng và đảng viên phải tuân thủ nhằm bảo đảm việc thi hành kỷ luật tổ chức đảng và đảng viên được thống nhất, chặt chẽ, công minh, chính xác, kịp thời.
Và khoản 6 Điều 3 Quy định 22-QĐ/TW năm 2021 có quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
...
6. Đối tượng kiểm tra, giám sát gồm: Chi ủy, chi bộ, đảng ủy bộ phận, ban thường vụ đảng ủy cơ sở, đảng ủy cơ sở; cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy, thường trực cấp ủy từ cấp trên cơ sở trở lên; ủy ban kiểm tra; các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy; ban cán sự đảng, đảng đoàn; đảng viên.
Quyền và trách nhiệm của đối tượng kiểm tra, giám sát:
- Chấp hành nghiêm Điều lệ Đảng, các quy định của Đảng về kiểm tra, giám sát, các quyết định, kết luận, yêu cầu của chủ thể kiểm tra, giám sát; báo cáo, giải trình đầy đủ, trung thực về các nội dung được yêu cầu.
- Không để lộ nội dung kiểm tra, giám sát cho tổ chức, cá nhân không có trách nhiệm biết; không được sử dụng thiết bị ghi âm, ghi hình, thu phát sóng khi làm việc với chủ thể kiểm tra, giám sát.
- Được sử dụng bằng chứng có liên quan đến nội dung kiểm tra, giám sát để báo cáo, giải trình; bảo lưu ý kiến và đề nghị tổ chức đảng có thẩm quyền xem xét lại nhận xét, đánh giá, kết luận, quyết định đối với mình hoặc việc thực hiện nguyên tắc, quy trình, thủ tục, nội dung, yêu cầu, trách nhiệm, thẩm quyền của chủ thể kiểm tra, giám sát.
...
Như vậy, theo quy định thì mọi tổ chức đảng và đảng viên đều bình đẳng trước kỷ luật của Đảng và đều phải chịu sự kiểm tra giám sát, kỷ luật của Đảng, không có ngoại lệ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu cam kết của nhà thầu thi công xây dựng công trình? Trách nhiệm của nhà thầu thi công xây dựng?
- Đất hết thời hạn sử dụng có được thừa kế hay không? Ai có quyền quyết định thời hạn sử dụng đất?
- Trình bày suy nghĩ của mình về việc giữ gìn nét đẹp văn hóa ngày Tết cổ truyền của Việt Nam?
- Người học tại cơ sở giáo dục là gì? Người học tại cơ sở giáo dục có được học vượt lớp để học các chương trình giáo dục không?
- Noel ngày mấy dương lịch, âm lịch năm 2024? Noel 2024 vào ngày nào? Noel người lao động có được nghỉ làm không?