Mẫu hợp đồng giao khoán áp dụng đối với liên hiệp hợp tác xã mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải mẫu ở đâu?
Liên hiệp hợp tác xã có những loại tài sản không chia nào?
Những loại tài sản không chia của liên hiệp hợp tác xã được quy định tại khoản 2 Điều 48 Luật Hợp tác xã 2012 như sau:
Tài sản của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
1. Tài sản của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được hình thành từ nguồn sau đây:
a) Vốn góp của thành viên, hợp tác xã thành viên;
b) Vốn huy động của thành viên, hợp tác xã thành viên và vốn huy động khác;
c) Vốn, tài sản được hình thành trong quá trình hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
d) Khoản trợ cấp, hỗ trợ của Nhà nước và khoản được tặng, cho khác.
2. Tài sản không chia của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã bao gồm:
a) Quyền sử dụng đất do Nhà nước giao đất, cho thuê đất;
b) Khoản trợ cấp, hỗ trợ không hoàn lại của Nhà nước; khoản được tặng, chữ theo thỏa thuận là tài sản không chia;
c) Phần trích lại từ quỹ đầu tư phát triển hằng năm được đại hội thành viên quyết định đưa vào tài sản không chia;
d) Vốn, tài sản khác được điều lệ quy định là tài sản không chia.
3. Việc quản lý, sử dụng tài sản của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được thực hiện theo quy định của điều lệ, quy chế quản lý tài chính của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, nghị quyết đại hội thành viên và các quy định của pháp luật có liên quan.
Theo quy định trên, Liên hiệp hợp tác xã có những loại tài sản không chia sau:
- Quyền sử dụng đất do Nhà nước giao đất, cho thuê đất.
- Khoản trợ cấp, hỗ trợ không hoàn lại của Nhà nước; khoản được tặng, chữ theo thỏa thuận là tài sản không chia.
- Phần trích lại từ quỹ đầu tư phát triển hằng năm được đại hội thành viên quyết định đưa vào tài sản không chia.
- Vốn, tài sản khác được điều lệ quy định là tài sản không chia.
Lưu ý: việc quản lý, sử dụng tài sản của liên hiệp hợp tác xã được thực hiện theo quy định của điều lệ, quy chế quản lý tài chính của liên hiệp hợp tác xã, nghị quyết đại hội thành viên và các quy định của pháp luật có liên quan.
Mẫu hợp đồng giao khoán áp dụng đối với liên hiệp hợp tác xã mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải mẫu ở đâu?
Mẫu hợp đồng giao khoán áp dụng đối với liên hiệp hợp tác xã mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải mẫu ở đâu?
Theo Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 24/2017/TT-BTC thì hợp đồng giao khoán là bản ký kết giữa người giao khoán và người nhận khoán nhằm xác nhận về khối lượng công việc khoán hoặc nội dung công việc khoán, thời gian làm việc, trách nhiệm, quyền lợi của mỗi bên khi thực hiện công việc đó. Đồng thời là cơ sở thanh toán chi phí cho người nhận khoán.
Căn cứ Mẫu số 08 - LĐTL Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 24/2017/TT-BTC thì mẫu hợp đồng giao khoán áp dụng đối với liên hiệp hợp tác xã mới nhất hiện nay có dạng như sau:
Tại đây Tải mẫu hợp đồng giao khoán áp dụng đối với liên hiệp hợp tác xã mới nhất hiện nay
Phương pháp ghi mẫu hợp đồng giao khoán áp dụng đối với liên hiệp hợp tác xã được quy định thế nào?
Căn cứ Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 24/2017/TT-BTC, việc ghi mẫu hợp đồng giao khoán áp dụng đối với liên hiệp hợp tác xã được thực hiện như sau:
Góc trên bên trái ghi rõ tên đơn vị, địa chỉ và số của hợp đồng giao khoán (nếu có). Ghi rõ họ tên, chức vụ đại diện cho phòng, ban, bộ phận của bên giao khoán và bên nhận khoán.
Phần I. Điều khoản chung:
- Phương thức giao khoán: Ghi rõ phương thức giao khoán cho người nhận khoán.
- Điều kiện thực hiện hợp đồng: Ghi rõ các điều kiện cam kết của 2 bên khi ký hợp đồng giao khoán.
- Thời gian thực hiện hợp đồng: Ghi rõ thời gian thực hiện công việc nhận khoán từ ngày bắt đầu đến ngày kết thúc hợp đồng.
- Các điều kiện khác: Ghi rõ các điều kiện khác khi ký kết hợp đồng.
Phần II. Điều khoản cụ thể:
Ghi rõ nội dung các công việc khoán, trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ của người nhận khoán và người giao khoán (như điều kiện làm việc, yêu cầu sản phẩm (công việc) khoán, thời gian hoàn thành và số tiền phải thanh toán) đối với bên nhận khoán.
Hợp đồng giao khoán do bên giao khoán lập thành 3 bản :
- 1 bản giao cho người nhận khoán;
- 1 bản lưu ở bộ phận lập hợp đồng;
- 1 bản chuyển về phòng kế toán cho người có trách nhiệm theo dõi quá trình thực hiện hợp đồng giao khoán và làm căn cứ để thanh toán hợp đồng.
Hợp đồng giao khoán phải có đầy đủ chữ ký, họ tên của đại diện bên giao khoán và đại diện bên nhận khoán, người lập và kế toán trưởng bên giao khoán.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phương pháp luận triết học là gì? Các phương pháp luận triết học? Mục tiêu của môn Triết học Mác Lênin là gì?
- Kết quả thực hiện công tác bảo dưỡng công trình xây dựng có lập hồ sơ không? Hồ sơ bảo trì công trình xây dựng?
- Cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh phải có tên miền như thế nào? Trách nhiệm của cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ công trực tuyến?
- Người quản lý sử dụng công trình xây dựng có được tổ chức thực hiện phá dỡ công trình xây dựng không?
- Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen đi học muộn lớp 10? Học sinh lớp 10 có quyền gì?