Mẫu hồ sơ đề nghị kiểm tra công tác nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng mới nhất?
Mẫu hồ sơ đề nghị kiểm tra công tác nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng mới nhất?
Mẫu hồ sơ đề nghị kiểm tra công tác nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng mới nhất được quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định 06/2021/NĐ-CP bao gồm các mẫu:
- Phụ lục VIa. Báo cáo hoàn thành thi công xây dựng hạng mục công trình, công trình xây dựng có dạng như sau:
TẢI VỀ Mẫu Báo cáo hoàn thành thi công xây dựng hạng mục công trình, công trình xây dựng
Hướng dẫn cách ghi:
(1) Tên của chủ đầu tư.
(2) Cơ quan chuyên môn về xây dựng kiểm tra công tác nghiệm thu của chủ đầu tư theo thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định 06/2021/NĐ-CP.
(3) Tên hạng mục công trình, công trình xây dựng hoặc phần công trình trong trường hợp đề nghị kiểm tra công tác nghiệm thu từng phần công trình.
- Phụ lục VIb. Danh mục hồ sơ hoàn thành công trình có dạng như sau:
TẢI VỀ: Mẫu Danh mục hồ sơ hoàn thành công trình
Lưu ý: Khi gửi hồ sơ đề nghị kiểm tra công tác nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng theo quy định tại điểm a khoản 6 Điều 24 Nghị định 06/2021/NĐ-CP, chủ đầu tư chỉ gửi danh mục liệt kê các tài liệu nêu tại Phụ lục VIb trừ các hồ sơ tài liệu quy định tại khoản 13, 14, 15 Phụ lục VIb.
Mẫu hồ sơ đề nghị kiểm tra công tác nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng mới nhất? (Hình từ Internet)
Trình tự quản lý thi công xây dựng công trình được thực hiện như thế nào?
Căn cứ Điều 11 Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định trình tự quản lý thi công xây dựng công trình:
Trình tự quản lý thi công xây dựng công trình
1. Tiếp nhận mặt bằng thi công xây dựng; thực hiện việc quản lý công trường xây dựng.
2. Quản lý vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình xây dựng.
3. Quản lý thi công xây dựng công trình của nhà thầu.
4. Giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư, kiểm tra và nghiệm thu công việc xây dựng trong quá trình thi công xây dựng công trình.
5. Giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế trong quá trình thi công xây dựng công trình.
6. Thí nghiệm đối chứng, thử nghiệm khả năng chịu lực của kết cấu công trình và kiểm định xây dựng trong quá trình thi công xây dựng công trình.
...
Như vậy, trình tự quản lý thi công xây dựng công trình được thực hiện như sau:
Bước 1: Tiếp nhận mặt bằng thi công xây dựng; thực hiện việc quản lý công trường xây dựng.
Bước 2: Quản lý vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình xây dựng.
Bước 3: Quản lý thi công xây dựng công trình của nhà thầu.
Bước 4: Giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư, kiểm tra và nghiệm thu công việc xây dựng trong quá trình thi công xây dựng công trình.
Bước 5: Giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế trong quá trình thi công xây dựng công trình.
Bước 6: Thí nghiệm đối chứng, thử nghiệm khả năng chịu lực của kết cấu công trình và kiểm định xây dựng trong quá trình thi công xây dựng công trình.
Bước 7: Nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng, bộ phận công trình xây dựng (nếu có).
Bước 8: Nghiệm thu hạng mục công trình, công trình hoàn thành để đưa vào khai thác, sử dụng.
Bước 9: Kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu có).
Bước 10: Lập và lưu trữ hồ sơ hoàn thành công trình.
Bước 11: Hoàn trả mặt bằng.
Bước 12: Bàn giao công trình xây dựng.
Trình tự kiểm tra công tác nghiệm thu hoàn thành công trình được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 24 Nghị định 06/2021/NĐ-CP có quy định về trình tự kiểm tra công tác nghiệm thu hoàn thành công trình như sau:
- Trước 15 ngày đối với công trình cấp đặc biệt, cấp I hoặc trước 10 ngày đối với công trình còn lại so với ngày chủ đầu tư dự kiến tổ chức nghiệm thu hoàn thành công trình theo quy định tại Điều 23 Nghị định 06/2021/NĐ-CP, chủ đầu tư phải gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị kiểm tra công tác nghiệm thu theo quy định tại Phụ lục VI Nghị định 06/2021/NĐ-CP tới cơ quan chuyên môn về xây dựng;
- Cơ quan chuyên môn về xây dựng thực hiện kiểm tra theo nội dung quy định tại điểm b khoản 4 Điều 24 Nghị định 06/2021/NĐ-CP, trường hợp công trình không được kiểm tra trong quá trình thi công theo quy định tại khoản 5 Điều 24 Nghị định 06/2021/NĐ-CP thì thực hiện kiểm tra theo các nội dung quy định tại khoản 4 Điều 24 Nghị định 06/2021/NĐ-CP;
+ Ra văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu của chủ đầu tư theo quy định tại Phụ lục VII Nghị định 06/2021/NĐ-CP hoặc ra văn bản không chấp thuận kết quả nghiệm thu của chủ đầu tư trong đó nêu rõ các nội dung còn tồn tại cần được khắc phục.
+ Thời hạn ra văn bản của cơ quan chuyên môn về xây dựng không quá 30 ngày đối với công trình cấp I, cấp đặc biệt và 20 ngày đối với công trình còn lại kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị kiểm tra công tác nghiệm thu;
- Trong quá trình kiểm tra, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định 06/2021/NĐ-CP được quyền yêu cầu chủ đầu tư và các bên có liên quan giải trình, khắc phục các tồn tại (nếu có) và yêu cầu thực hiện thí nghiệm đối chứng, kiểm định xây dựng, thử nghiệm khả năng chịu lực của kết cấu công trình theo quy định tại Điều 5 Nghị định 06/2021/NĐ-CP.
- Cơ quan có thẩm quyền được mời các tổ chức, cá nhân có năng lực phù hợp tham gia thực hiện việc kiểm tra công tác nghiệm thu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Báo cáo kiểm toán nội bộ phải trình bày nội dung gì? Báo cáo kiểm toán nội bộ phải có chữ ký của ai?
- Thủ tục đăng ký tạm trú mới nhất 2025? Làm tạm trú cần giấy tờ gì 2025? Đăng ký tạm trú là trách nhiệm của ai?
- Điều kiện cho phép thành lập trường trung học tư thục? Mức đầu tư để trường trung học tư thục phát triển hoạt động giáo dục?
- Thời hạn sử dụng Thẻ thanh tra chuyên ngành Công Thương là bao lâu? Thẻ thanh tra bị thu hồi trong trường hợp nào?
- Bảng giá đất Hà Nội mới nhất áp dụng từ 20/12/2024 theo Quyết định 71/2024 thay đổi như thế nào?