Mẫu giấy xác nhận việc ký quỹ của doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập tái xuất được quy định thế nào?
- Mẫu giấy xác nhận việc ký quỹ của doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập tái xuất được quy định thế nào?
- Số tiền ký quỹ của doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập tái xuất do đơn vị nào quản lý?
- Doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập tái xuất không nộp bổ sung đủ số tiền ký quỹ trong thời hạn bao lâu thì bị thu hồi Mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất?
Mẫu giấy xác nhận việc ký quỹ của doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập tái xuất được quy định thế nào?
Mẫu giấy xác nhận việc ký quỹ của doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập tái xuất được quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 12/2018/TT-BCT như sau:
Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất
1. Mẫu đơn đề nghị cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Mẫu giấy xác nhận việc ký quỹ của doanh nghiệp quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Mẫu báo cáo định kỳ tình hình kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa để thực hiện quy định tại khoản 5 Điều 31 Nghị định số 69/2018/NĐ-CP quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này.
...
Như vậy, mẫu giấy xác nhận việc ký quỹ của doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập, tái xuất được quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư 12/2018/TT-BCT.
TẢI VỀ Mẫu giấy xác nhận việc ký quỹ của doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập tái xuất
Mẫu giấy xác nhận việc ký quỹ của doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập tái xuất được quy định thế nào? (Hình từ Internet)
Số tiền ký quỹ của doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập tái xuất do đơn vị nào quản lý?
Số tiền ký quỹ của doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập tái xuất được quy định tại khoản 1 Điều 30 Nghị định 69/2018/NĐ-CP như sau:
Quản lý, sử dụng và hoàn trả số tiền ký quỹ của doanh nghiệp
1. Tổ chức tín dụng nơi doanh nghiệp nộp tiền ký quỹ có trách nhiệm quản lý số tiền ký quỹ của doanh nghiệp và thông báo ngay cho Bộ Công Thương biết khi có sự thay đổi về số tiền ký quỹ của doanh nghiệp hoặc khi số tiền ký quỹ của doanh nghiệp được sử dụng để thanh toán các chi phí theo quyết định của cơ quan xử lý vi phạm.
2. Trường hợp doanh nghiệp không thanh toán các chi phí theo quy định tại Khoản 4 Điều 31 Nghị định này, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan, trên cơ sở đề nghị và quyết định xử lý vi phạm của cơ quan xử lý vi phạm, có văn bản đề nghị tổ chức tín dụng nơi doanh nghiệp nộp tiền ký quỹ trích số tiền ký quỹ để thanh toán các chi phí này.
Cơ quan xử lý vi phạm và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan thông báo ngay cho Bộ Công Thương biết việc xử lý vi phạm và việc sử dụng số tiền ký quỹ nêu trên để Bộ Công Thương thông báo yêu cầu doanh nghiệp bổ sung đủ số tiền ký quỹ theo quy định trước khi tiếp tục kinh doanh tạm nhập, tái xuất.
...
Như vậy, theo quy định, số tiền ký quỹ của doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập tái xuất do tổ chức tín dụng nơi doanh nghiệp nộp tiền ký quỹ có trách nhiệm quản lý.
Lưu ý: Tổ chức tín dụng nơi doanh nghiệp nộp tiền ký quỹ phải thông báo ngay cho Bộ Công Thương biết khi có sự thay đổi về số tiền ký quỹ của doanh nghiệp hoặc khi số tiền ký quỹ của doanh nghiệp được sử dụng để thanh toán các chi phí theo quyết định của cơ quan xử lý vi phạm.
Doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập tái xuất không nộp bổ sung đủ số tiền ký quỹ trong thời hạn bao lâu thì bị thu hồi Mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất?
Trường hợp doanh nghiệp bị thu hồi Mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất được quy định tại khoản 2 Điều 28 Nghị định 69/2018/NĐ-CP như sau:
Thu hồi Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất
1. Bộ Công Thương thu hồi Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất theo đề nghị của doanh nghiệp trên cơ sở xác nhận của các cơ quan liên quan về các nội dung sau:
a) Doanh nghiệp đã tái xuất hết hàng hóa tạm nhập ra khỏi Việt Nam.
b) Hoàn thành nghĩa vụ phát sinh trong quá trình vận chuyển, lưu giữ hàng hóa tạm nhập, tái xuất theo quy định của Nghị định này (nếu có).
2. Bộ Công Thương thu hồi Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất khi doanh nghiệp có vi phạm trong các trường hợp sau:
a) Gian lận trong việc kê khai các điều kiện theo quy định tại Nghị định này.
b) Không duy trì điều kiện theo quy định tại Nghị định này trong quá trình sử dụng Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất.
c) Không nộp bổ sung đủ số tiền ký quỹ trong vòng 30 ngày kể từ ngày Bộ Công Thương có thông báo theo quy định tại Khoản 2 Điều 30 Nghị định này.
d) Không thực hiện đúng yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền về điều tiết hàng hóa tạm nhập, tái xuất theo quy định tại Điều 14 Nghị định này.
đ) Kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa mà không có Giấy phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất do Bộ Công Thương cấp theo quy định.
...
Như vậy, theo quy định, trường hợp doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập tái xuất không nộp bổ sung đủ số tiền ký quỹ trong vòng 30 ngày kể từ ngày Bộ Công Thương có thông báo thì có thể bị thu hồi Mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Toàn văn Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024? Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024 áp dụng từ khi nào?
- Cách xử lý hóa đơn sai tên công ty theo Thông tư 78? Ký hiệu hóa đơn điện tử được quy định như thế nào?
- Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân gồm những hình phạt nào? Hình phạt cao nhất là gì?
- Mẫu Kế hoạch học tập toàn khóa của chi bộ? Tải mẫu? Kế hoạch học tập toàn khóa của chi bộ là gì?
- 03 chính sách lớn tại Nghị quyết xử lý sắp xếp tổ chức bộ máy của Chính phủ? Mục tiêu sắp xếp bộ máy tại Nghị quyết 18?