Mẫu Giấy ủy quyền tham dự họp Đại hội đồng cổ đông dùng cho cổ đông cá nhân mới nhất? Tải về mẫu giấy ủy quyền?
Mẫu Giấy ủy quyền tham dự họp Đại hội đồng cổ đông dùng cho cổ đông cá nhân mới nhất? Tải về mẫu giấy ủy quyền?
Căn cứ theo Điều 144 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về việc thực hiện quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông như sau:
(1) Cổ đông, người đại diện theo ủy quyền của cổ đông là tổ chức có thể trực tiếp tham dự họp, ủy quyền bằng văn bản cho một hoặc một số cá nhân, tổ chức khác dự họp hoặc dự họp thông qua một trong các hình thức quy định tại mục (3).
(2) Việc ủy quyền cho cá nhân, tổ chức đại diện dự họp Đại hội đồng cổ đông phải lập thành văn bản. Văn bản ủy quyền được lập theo quy định của pháp luật về dân sự và phải nêu rõ tên cá nhân, tổ chức được ủy quyền và số lượng cổ phần được ủy quyền. Cá nhân, tổ chức được ủy quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông phải xuất trình văn bản ủy quyền khi đăng ký dự họp trước khi vào phòng họp.
(3) Cổ đông được coi là tham dự và biểu quyết tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông trong trường hợp sau đây:
- Tham dự và biểu quyết trực tiếp tại cuộc họp;
- Ủy quyền cho cá nhân, tổ chức khác tham dự và biểu quyết tại cuộc họp;
- Tham dự và biểu quyết thông qua hội nghị trực tuyến, bỏ phiếu điện tử hoặc hình thức điện tử khác;
- Gửi phiếu biểu quyết đến cuộc họp thông qua gửi thư, fax, thư điện tử;
- Gửi phiếu biểu quyết bằng phương tiện khác theo quy định trong Điều lệ công ty.
Hiện nay, Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn liên quan chưa có quy định cụ thể về Mẫu Giấy ủy quyền tham dự họp Đại hội đồng cổ đông công ty cổ phần dùng cho cổ đông là cá nhân.
Doanh nghiệp có thể tự soạn mẫu hoặc tham khảo Mẫu Giấy ủy quyền tham dự họp Đại hội đồng cổ đông dưới đây:
Tải về Mẫu Giấy ủy quyền tham dự họp Đại hội đồng cổ đông dùng cho cổ đông là cá nhân
Mẫu Giấy ủy quyền tham dự họp Đại hội đồng cổ đông dùng cho cổ đông cá nhân mới nhất? Tải về mẫu giấy ủy quyền? (Hình từ Internet)
Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên hằng năm thảo luận về những vấn đề gì?
Căn cứ theo Điều 139 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định như sau:
Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông
1. Đại hội đồng cổ đông họp thường niên mỗi năm một lần. Ngoài cuộc họp thường niên, Đại hội đồng cổ đông có thể họp bất thường. Địa điểm họp Đại hội đồng cổ đông được xác định là nơi chủ tọa tham dự họp và phải ở trên lãnh thổ Việt Nam.
2. Đại hội đồng cổ đông phải họp thường niên trong thời hạn 04 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác, Hội đồng quản trị quyết định gia hạn họp Đại hội đồng cổ đông thường niên trong trường hợp cần thiết, nhưng không quá 06 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
3. Đại hội đồng cổ đông thường niên thảo luận và thông qua các vấn đề sau đây:
a) Kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty;
b) Báo cáo tài chính hằng năm;
c) Báo cáo của Hội đồng quản trị về quản trị và kết quả hoạt động của Hội đồng quản trị và từng thành viên Hội đồng quản trị;
d) Báo cáo của Ban kiểm soát về kết quả kinh doanh của công ty, kết quả hoạt động của Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;
đ) Báo cáo tự đánh giá kết quả hoạt động của Ban kiểm soát và Kiểm soát viên;
e) Mức cổ tức đối với mỗi cổ phần của từng loại;
g) Vấn đề khác thuộc thẩm quyền.
Như vậy, hằng năm Đại hội đồng cổ đông sẽ tiến hành họp thường niên một lần để thảo luận và thông qua các vấn đề sau:
- Kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty;
- Báo cáo tài chính hằng năm;
- Báo cáo của Hội đồng quản trị về quản trị và kết quả hoạt động của Hội đồng quản trị và từng thành viên Hội đồng quản trị;
- Báo cáo của Ban kiểm soát về kết quả kinh doanh của công ty, kết quả hoạt động của Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;
- Báo cáo tự đánh giá kết quả hoạt động của Ban kiểm soát và Kiểm soát viên;
- Mức cổ tức đối với mỗi cổ phần của từng loại;
- Vấn đề khác thuộc thẩm quyền.
Điều kiện tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông thế nào?
Điều kiện tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông được quy định cụ thể tại Điều 145 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:
(1) Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện trên 50% tổng số phiếu biểu quyết; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.
(2) Trường hợp cuộc họp lần thứ nhất không đủ điều kiện tiến hành theo quy định tại mục (1) thì thông báo mời họp lần thứ hai phải được gửi trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày dự định họp lần thứ nhất, nếu Điều lệ công ty không quy định khác.
Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông lần thứ hai được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện từ 33% tổng số phiếu biểu quyết trở lên; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.
(3) Trường hợp cuộc họp lần thứ hai không đủ điều kiện tiến hành theo quy định tại mục (2) thì thông báo mời họp lần thứ ba phải được gửi trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày dự định họp lần thứ hai, nếu Điều lệ công ty không quy định khác. Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông lần thứ ba được tiến hành không phụ thuộc vào tổng số phiếu biểu quyết của các cổ đông dự họp.
(4) Chỉ có Đại hội đồng cổ đông mới có quyền quyết định thay đổi chương trình họp đã được gửi kèm theo thông báo mời họp theo quy định tại Điều 142 Luật Doanh nghiệp 2020.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải File excel Bảng quyết toán công trình mới nhất? Chủ đầu tư thi công xây dựng công trình có nghĩa vụ quyết toán công trình không?
- Quyết định 35 năm 2025 về thủ tục hành chính được sửa đổi lĩnh vực giáo dục, đào tạo như thế nào?
- Địa điểm bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 tỉnh Tuyên Quang? Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 tỉnh Tuyên Quang?
- Năm nay có 30 Tết không? Tết Âm lịch năm Ất Tỵ bắt đầu từ thứ mấy ngày mấy dương? Người lao động được nghỉ mấy ngày Tết?
- Giải thể đơn vị hành chính cấp huyện chỉ thực hiện khi nào? Lộ trình sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã theo Nghị quyết 117?