Mẫu Giấy chứng nhận chất lượng công trình xây dựng mới nhất hiện nay? Tải mẫu Giấy chứng nhận ở đâu?

Tôi có thắc mắc là không biết Mẫu Giấy chứng nhận chất lượng công trình xây dựng mới nhất như thế nào? Hệ thống quản lí chất lượng công trình xây dựng có những cơ quan, tổ chức nào? Câu hỏi của chị Q.H ở Nha Trang.

Mẫu Giấy chứng nhận chất lượng công trình xây dựng mới nhất như thế nào?

Mẫu Giấy chứng nhận chất lượng công trình xây dựng mới nhất hiện nay sử dụng theo mẫu tại Phụ lục 4 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5637:1991 như sau:

mẫu Pl4

Tải về mẫu Giấy chứng nhận chất lượng công trình xây dựng mới nhất tại đây.

chất lượng công trình

Mẫu giấy chứng nhận chất lượng công trình xây dựng (Hình từ Internet)

Hệ thống quản lí chất lượng công trình xây dựng có những cơ quan, tổ chức nào?

Hệ thống quản lí chất lượng công trình xây dựng có những cơ quan, tổ chức được quy định tại Mục 2 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5637:1991 như sau:

Hệ thống quản lí chất lượng công trình
2.1. Tổ chức nhận thầu xây lắp, tổ chức giao thầu, tổ chức (hoặc đại diện) thiết kế phối hợp thực hiện quản lí chất lượng trên hiện trường xây dựng. Đây là hệ thống quản lí chất lượng cấp cơ sở (sau đây gọi là cấp cơ sở). Hệ thống này quản lí trực tiếp và có tác động quan trọng đối với chất lượng công trình.
2.2. Các bộ, ngành có nhiều công trình quan trọng, có lực lượng xây dựng lớn, cần tổ chức cơ quan chuyển trách quản lí chất lượng; Các cơ quan quản lí Nhà nước về xây dựng ở các tỉnh, thành phố, đặc khu thuộc trung ương phối hợp thực hiện quản lí chất lượng ở các công trình thuộc Bộ, ngành và địa phương. Đây là hệ thống quản lí chất lượng cấp Ngành và địa phương (sau đây gọi tắt là cấp Ngành và địa phương).
2.3. Cơ quan được Chính phủ giao chức năng thống nhất quản lí Nhà nước về xây dựng cơ bản có trách nhiệm thống nhất quản lí Nhà nước về chất lượng công trình trong toàn ngành xây dựng (sau đây gọi tắt là thống nhất quản lí Nhà nước).

Như vậy, hệ thống quản lí chất lượng công trình xây dựng có những cơ quan, tổ chức sau:

- Tổ chức nhận thầu xây lắp, tổ chức giao thầu, tổ chức (hoặc đại diện) thiết kế phối hợp thực hiện quản lí chất lượng trên hiện trường xây dựng. Đây là hệ thống quản lí chất lượng cấp cơ sở (gọi là cấp cơ sở). Hệ thống này quản lí trực tiếp và có tác động quan trọng đối với chất lượng công trình.

- Các bộ, ngành có nhiều công trình quan trọng, có lực lượng xây dựng lớn, cần tổ chức cơ quan chuyển trách quản lí chất lượng; Các cơ quan quản lí Nhà nước về xây dựng ở các tỉnh, thành phố, đặc khu thuộc trung ương phối hợp thực hiện quản lí chất lượng ở các công trình thuộc Bộ, ngành và địa phương. Đây là hệ thống quản lí chất lượng cấp Ngành và địa phương (gọi tắt là cấp Ngành và địa phương).

- Cơ quan được Chính phủ giao chức năng thống nhất quản lí Nhà nước về xây dựng cơ bản có trách nhiệm thống nhất quản lí Nhà nước về chất lượng công trình trong toàn ngành xây dựng (gọi tắt là thống nhất quản lí Nhà nước).

Các cơ quan quản lí xây dựng thực hiện chức năng quản lí chất lượng công trình xây dựng như thế nào?

Các cơ quan quản lí xây dựng thực hiện chức năng quản lí chất lượng công trình xây dựng theo quy định tại tiểu mục 4.1 Mục 4 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5637:1991 như sau:

Thanh tra, kiểm tra, giám định chất lượng xây lắp công trình ở cấp ngành - địa phương và cấp thống nhất quản lí nhà nước.
4.1. Các cơ quan quản lí xây dựng thực hiện chức năng quản lí chất lượng công trình như sau:
- Tổ chức thanh tra định kì hàng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu toàn diện hoặc một số mặt nhất định về quản lí kĩ thuật, an toàn lao động, phòng cháy, phòng nổ, bảo vệ môi trường.
- Tổ chức kiểm tra đột xuất những vấn đề phát sinh trong quá trình thi công, xác định tình trạng và nguyên nhân của những vấn đề được kiểm tra. Kết quả kiểm tra lập thành văn bản theo mẫu biên bản kiểm tra (ở Phụ lục 1).
- Kịp thời tổ chức giám định những sự cố hư hỏng, có nguy cơ gây thiệt hại cho công trình, trong quá trình thi công hoặc sử dụng.
4.2. Nội dung chủ yếu về quản lí chất lượng xây lắp công trình của cấp ngành -địa phương và cấp thống nhất quản lí chất lượng.
- Thanh tra, kiểm tra cơ quan quản lí cấp dưới về các mặt tổ chức, thực hiện quản lí chất lượng.
- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành luật, các chế độ chính sách, các tiêu chuẩn về chất lượng công tác xây lắp và chất lượng công trình.
- Thanh tra kiểm tra việc thực hiện các giải pháp công nghệ, thiết kế đã được duyệt, các quy định có tính chất bắt buộc trong thi công.
- Kiểm tra, đánh giá, chứng nhận, chất lượng công tác xây lắp và công trình (phụ lục 2,3,4).
- Giải quyết các khiếu nại, tranh chấp về chất lượng.
- Tham gia Hội đồng nghiệm thu các cấp theo quy định về tổ chức Hội đồng nghiệm thu.
...

Theo quy định trên, các cơ quan quản lí xây dựng thực hiện chức năng quản lí chất lượng công trình xây dựng như sau:

- Tổ chức thanh tra định kì hàng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu toàn diện hoặc một số mặt nhất định về quản lí kĩ thuật, an toàn lao động, phòng cháy, phòng nổ, bảo vệ môi trường.

- Tổ chức kiểm tra đột xuất những vấn đề phát sinh trong quá trình thi công, xác định tình trạng và nguyên nhân của những vấn đề được kiểm tra. Kết quả kiểm tra lập thành văn bản theo mẫu biên bản kiểm tra (ở Phụ lục 1).

- Kịp thời tổ chức giám định những sự cố hư hỏng, có nguy cơ gây thiệt hại cho công trình, trong quá trình thi công hoặc sử dụng.

Công trình xây dựng Tải về trọn bộ quy định liên quan đến Công trình xây dựng:
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mẫu Báo cáo tình hình hoạt động khi hoàn thành công trình xây dựng dành cho nhà thầu nước ngoài?
Pháp luật
Nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai đưa vào kinh doanh được quy định ra sao?
Pháp luật
Phân loại công trình xây dựng theo yêu cầu diệt và phòng chống mối? Khi xử lý thuốc phòng chống mối cho CTXD phải lưu ý những gì?
Pháp luật
Tải Mẫu Biên bản nghiệm thu hạng mục công trình xây dựng? Nghiệm thu hạng mục công trình vào thời điểm nào?
Pháp luật
Thời hạn sử dụng theo thiết kế của công trình là gì? Ai có trách nhiệm xác định thời hạn sử dụng của công trình?
Pháp luật
Công trình xây dựng được xác định là dự án nhóm A theo tiêu chí nào? Nội dung báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án nhóm A ra sao?
Pháp luật
Thế nào là công trình xây dựng theo tuyến? Công trình xây dựng theo tuyến có được miễn giấy phép xây dựng không?
Pháp luật
Chủ sở hữu công trình xây dựng có được thuê một nhà thầu khác để điều chỉnh quy trình bảo trì công trình đã được lập trước đó không?
Pháp luật
Khi xảy ra sự cố công trình xây dựng, chủ đầu tư có trách nhiệm báo cáo sự cố với các cơ quan nào theo quy định?
Pháp luật
Công trình xây dựng không theo tuyến là gì? Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối công trình xây dựng không theo tuyến gồm những gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Công trình xây dựng
1,423 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Công trình xây dựng
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào