Mẫu dự thi cuộc thi học sinh sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp lần thứ vii? Cuộc thi học sinh sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp bài mẫu?
- Mẫu dự thi cuộc thi học sinh sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp lần thứ vii? Cuộc thi học sinh sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp bài mẫu?
- Lịch các vòng thi Cuộc thi học sinh sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp lần thứ VII chi tiết thế nào?
- Mục đích của việc hỗ trợ người học khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp là gì?
Mẫu dự thi cuộc thi học sinh sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp lần thứ vii? Cuộc thi học sinh sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp bài mẫu?
"Mẫu dự thi cuộc thi học sinh sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp lần thứ vii? Cuộc thi học sinh sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp bài mẫu?" được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định 3953/QĐ-BGDĐT năm 2024 TẢI VỀ như sau:
Bìa dự án
CUỘC THI “HỌC SINH, SINH VIÊN VỚI Ý TƯỞNG KHỞI NGHIỆP” LẦN THỨ VII (SV_STARTUP-2024) (Tên dự án): xxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxx Thuộc lĩnh vực: (các lĩnh vực theo quy định tại Thể lệ Cuộc thi) NHÓM/CÁ NHÂN THỰC HIỆN (danh sách thành viên không quá 05 người) ĐƠN VỊ: Trường/ (Sở GDĐT: đối với khối học sinh THPT, THCS) (Địa danh), Tháng /2024 |
Trang thứ 1:
Thông tin vắn tắt về các thành viên tham gia dự án (bắt buộc):
1. Họ và tên trưởng nhóm:..............................
2. Trường/lớp/ (năm thứ ….. nếu là sinh viên):..............................
3. Số điện thoại liên hệ:..............................
4. Email:..............................
5. Danh sách thành viên trong nhóm (tên, trường, chuyên ngành đang học nếu là sinh viên, không quá 05 người).
..............................
Trang thứ 2:
Tóm tắt dự án
• Ý tưởng chính của dự án….…..(Từ 01-02 dòng);
• Mô tả sản phẩm/dịch vụ, giá trị của dự án (Tóm tắt từ 3-5 dòng)
Trang 3
Nội dung chính của dự án
I. Tổng quan đề án
Trình bày dưới dạng Business Model Canvas (Lưu ý: chỉ điền những thông tin tối giản, cốt lõi nhất của dự án).
II. Mô tả thêm về sản phẩm, dịch vụ
1. Tính cần thiết của sản phẩm dịch vụ
- Dự án đã có sản phẩm dịch vụ hay mới là ý tưởng.
- Mục tiêu, giá trị, tầm nhìn của sản phẩm dịch vụ. Sản phẩm tạo ra giá trị cho những đối tượng nào;
- Đối tượng khách hàng quan trọng nhất của sản phẩm dịch vụ.
- Lý do khách hàng chọn sản phẩm, giải pháp của dự án thay vì lựa chọn các sản phẩm khác.
- Đánh giá về giá trị của sản phẩm dịch vụ mang lại cộng đồng và xã hội (cung cấp minh chứng nếu có).
2. Tính khả thi
- Việc sản xuất sản phẩm là khả thi;
- Cơ cấu chi phí và giá thành hợp lý;
- Nêu rõ những thuận lợi, khó khăn trong quá trình sản xuất, kinh doanh sản phẩm dịch vụ.
- Sản phẩm có tính cạnh tranh (minh chứng nếu có)
3. Tính độc đáo, sáng tạo
- Sản phẩm dịch vụ là hoàn toàn mới chưa có trên thị trường. Nếu là sản phẩm đã có trên thị trường thì cần nêu giá trị khác biệt của sản phẩm so với các sản phẩm khác. Tính khác biệt, tính độc đáo, có áp dụng công nghệ mà các đối thủ không thể cạnh tranh hoặc sản xuất được.
- Việc sản xuất sản phẩm được tạo ra bởi quá trình đổi mới sáng tạo dẫn đến có chi phí thấp, giá cả cạnh tranh vượt trội so với các đối thủ khác.
4. Kế hoạch sản xuất, kinh doanh
- Có kế hoạch sản xuất hàng hóa dịch vụ rõ ràng;
- Phân tích và đánh giá rủi ro;
- Giải pháp xây dựng các kênh phân phối hàng hóa;
- Phát triển, mở rộng thị trường.
5. Kết quả tiềm năng của dự án
- Các nguồn thu chính của dự án;
- Dự kiến doanh thu;
- Tính toán chi phí;
- Khả năng hoàn vốn thời điểm hoàn vốn và khả năng thu lợi nhuận của dự án;
- Khả năng tăng trưởng, tác động xã hội của dự án.
6. Nguồn lực thực hiện
- Dự án đã có doanh nghiệp nào tư vấn hỗ trợ hay chưa;
- Đánh giá nguồn nhân lực, tính sẵn sàng tham gia của đội nhóm;
- Cơ cấu tổ chức bộ máy nhân sự cho dự án;
- Các đối tác chính hỗ trợ triển khai dự án;
- Giải pháp huy động vốn triển khai dự án bao gồm nguồn lực sẵn có từ gia đình, đồng nghiệp, số vốn cần huy động.
7. Các kênh truyền thông
- Lập kế hoạch truyền thông tổng thể;
- Xây dựng công cụ truyền thông;
- Giải pháp truyền thông độc đáo và khác biệt;
- Dự kiến kênh truyền thông để tiếp cận khách hàng, đánh giá hiệu quả của kênh truyền thông đó.
Lưu ý: Đối với học sinh THCS, THPT chỉ cần trình bày các mục 1, 2, 3, 5 và 7
TẢI VỀ Mẫu dự thi cuộc thi học sinh sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp lần thứ vii (Cuộc thi học sinh sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp bài mẫu).
Mẫu dự thi cuộc thi học sinh sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp lần thứ vii? Cuộc thi học sinh sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp bài mẫu? (Hình từ Internet)
Lịch các vòng thi Cuộc thi học sinh sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp lần thứ VII chi tiết thế nào?
Lịch các vòng thi Cuộc thi học sinh sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp lần thứ VII được quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Quyết định 3953/QĐ-BGDĐT năm 2024, cụ thể:
Tên vòng thi | Hình thức tổ chức | Thời gian | Địa điểm | Số lượng dự án được chọn |
Vòng Cơ sở | Cơ sở đào tạo; Sở GDĐT) tổ chức thi hoặc xét chọn hồ sơ | Trước 12:00 ngày 05/01/2025 | Tại Cổng khởi nghiệp http://dean1665.vn | Tối đa 05 dự án/cơ sở đào tạo; 05 dự án/sở GDĐT |
Vòng Bán kết | Chấm Hồ sơ dự án của các nhóm dự thi | Từ 10/01/2025 đến ngày 15/01/2025 | Chấm trực tuyến | 50 dự án sinh viên; 30 dự án học sinh |
Bình chọn | Bình chọn từ 12:00 ngày 17/3/2025 đến 12:00 ngày 31/3/2025 | Nộp bài thi từ 12h00 ngày 10/3/2025 đến 12h00 ngày 15/3/2025 | Tại Cổng khởi nghiệp http://dean1665.vn | Đội có số lượt bình chọn hợp lệ cao nhất của mỗi lĩnh vực, mỗi khối thi sẽ được nhận giải Bình chọn |
Vòng Chung kết | Chấm thi trực tiếp tại gian hàng | Tháng 4/2025 (Dự kiến) | Tại gian hàng trưng bày của dự án | Ban Giám khảo đánh giá bài dự thi theo tiêu chí lựa chọn các đội đoạt giải của Cuộc thi |
Mục đích của việc hỗ trợ người học khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp là gì?
Căn cứ theo Điều 11 Thông tư 14/2022/TT-BLĐTBXH quy định việc hỗ trợ người học khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp như sau:
- Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp và tự tạo việc làm cho người học tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp; trang bị các kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp cho người học tự tin, chủ động, sáng tạo trong việc khởi nghiệp, chủ động tự tạo việc làm sau khi tốt nghiệp.
- Nâng cao năng lực các cơ sở giáo dục nghề nghiệp về công tác đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện, hỗ trợ người học khởi nghiệp và tự tạo việc làm.
- Tạo môi trường thuận lợi để hỗ trợ người học trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp hình thành và hiện thực hóa các ý tưởng, dự án khởi nghiệp, góp phần tạo việc làm cho người học sau khi tốt nghiệp; tăng cường nguồn lực xã hội hóa, thu hút sự tham gia của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong công tác hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp và tự tạo việc làm của người học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu thông báo thụ lý giải quyết khiếu nại kỷ luật trong tổ chức công đoàn mới nhất? Tải về mẫu thông báo?
- Mẫu Biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh mới nhất? Tải mẫu tại đâu?
- Định mức kinh tế kỹ thuật trong giáo dục đào tạo gồm mấy định mức thành phần cơ bản? Căn cứ xây dựng định mức?
- Mẫu văn bản chấp thuận biện pháp thi công của chủ đầu tư xây dựng công trình mới? Tải mẫu tại đâu?
- Chiến lược phát triển vật liệu xây dựng có phải là căn cứ để xây dựng các nội dung liên quan đến phát triển vật liệu xây dựng?