Mẫu Đơn yêu cầu tuyên bố người cao tuổi có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi được quy định ra sao?

Mẫu Đơn yêu cầu tuyên bố người cao tuổi có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi được quy định ra sao? Hướng dẫn cách ghi Đơn yêu cầu tuyên bố người cao tuổi có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thế nào? - câu hỏi của anh T.L (Cần Thơ).

Mẫu Đơn yêu cầu tuyên bố người cao tuổi có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi được quy định ra sao?

Theo quy định tại Danh mục 33 biểu mẫu trong giải quyết việc dân sự do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành Nghị quyết 04/2018/NQ-HĐTP, cụ thể:

Mẫu Đơn yêu cầu tuyên bố người cao tuổi có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hiện nay là Mẫu số 01-VDS ban hành kèm theo Nghị quyết 04/2018/NQ-HĐTP.

Dưới đây là hình ảnh mẫu Đơn yêu cầu tuyên bố người cao tuổi có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi:

Đơn yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú

TẢI VỀ mẫu Đơn yêu cầu tuyên bố người cao tuổi có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi mới nhất 2023

Hướng dẫn cách ghi Đơn yêu cầu tuyên bố người cao tuổi có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thế nào?

Cách ghi Đơn yêu cầu tuyên bố người cao tuổi có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi được hướng dẫn tại Mẫu số 01-VDS ban hành kèm theo Nghị quyết 04/2018/NQ-HĐTP, cụ thể như sau:

(1) Ghi loại việc dân sự mà người yêu cầu yêu cầu Tòa án giải Quyết theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự. (ví dụ: “Yêu cầu tuyên bố một người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi”).

(2) và (5) Ghi tên Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc dân sự:

- Nếu là Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì ghi rõ tên Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Tòa án nhân dân huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội);

- Nếu là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) đó (ví dụ: Tòa án nhân dân tỉnh Hà Nam).

(3) Nếu người yêu cầu là cá nhân thì ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh và số chứng minh thư nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân khác của người đó;

Nếu người yêu cầu là cơ quan, tổ chức thì ghi tên cơ quan, tổ chức và họ tên của người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó.

Nếu là người đại diện theo pháp luật thì sau họ tên ghi "- là người đại diện theo pháp luật của người có quyền yêu cầu” và ghi rõ họ tên của người có quyền yêu cầu;

Nếu là người đại diện theo ủy quyền thì ghi "- là người đại diện theo ủy quyền của người có quyền yêu cầu theo văn bản ủy quyền được xác lập ngày ………” và ghi rõ họ tên của người có quyền yêu cầu.

Trường hợp có nhiều người cùng làm đơn yêu cầu thì đánh số thứ tự 1, 2, 3,... và ghi đầy đủ các thông tin của từng người.

(4) Nếu người yêu cầu là cá nhân thì ghi đầy đủ địa chỉ nơi cư trú, nơi làm việc (nếu có) của người đó tại thời điểm làm đơn yêu cầu (ví dụ: thôn Bình An, xã Phú Cường, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội);

Nếu người yêu cầu là cơ quan, tổ chức thì ghi địa chỉ trụ sở của cơ quan, tổ chức đó tại thời điểm làm đơn yêu cầu (ví dụ: trụ sở tại số 20 phố Lý Thường Kiệt, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội).

(6) Ghi cụ thể những nội dung mà người yêu cầu yêu cầu Tòa án giải quyết.

(7) Ghi rõ lý do, mục đích, căn cứ của việc yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự đó.

(8) Ghi rõ họ tên, địa chỉ nơi cư trú, nơi làm việc (nếu có) của những người mà người yêu cầu nhận thấy có liên quan đến việc giải quyết việc dân sự đó.

(9) Ghi những thông tin khác mà người yêu cầu xét thấy cần thiết cho việc giải quyết yêu cầu của mình.

(10) Ghi rõ tên các tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn yêu cầu, là bản sao hay bản chính, theo thứ tự 1, 2, 3,… (ví dụ: 1. Bản sao Giấy khai sinh của ông Nguyễn Văn A; 2. Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kết hôn của ông Trần Văn B và bà Phạm Thị C;....).

(11) Ghi địa điểm, thời gian làm đơn yêu cầu (ví dụ: Hà Nội, ngày 08 tháng 12 năm 2018; Hưng Yên, ngày 18 tháng 02 năm 2019).

(12) Nếu người yêu cầu là cá nhân thì phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của người đó; nếu là cơ quan, tổ chức thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ của mình và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó.

Trường hợp người yêu cầu là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

Đơn yêu cầu tuyên bố người cao tuổi có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi

Mẫu Đơn yêu cầu tuyên bố người cao tuổi có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (Hình từ Internet)

Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là gì?

Theo Điều 23 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi như sau:

Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi
1. Người thành niên do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của người này, người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và chỉ định người giám hộ, xác định quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.
2. Khi không còn căn cứ tuyên bố một người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
Người cao tuổi
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Người cao tuổi với người già có giống nhau không?
Pháp luật
83 tuổi có được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng không? Mức hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng là bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Bao nhiêu tuổi được lãnh tiền người cao tuổi 2024? Mức trợ cấp người cao tuổi năm 2024 là bao nhiêu?
Pháp luật
04 trường hợp người cao tuổi được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng? Mức trợ cấp xã hội hàng tháng là bao nhiêu?
Pháp luật
Khi người cao tuổi chết thì Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ có trách nhiệm gì trong việc tổ chức tang lễ và mai táng cho người cao tuổi?
Pháp luật
Nhà nước và xã hội tạo điều kiện để người cao tuổi được tham gia hoạt động văn hóa thông qua các biện pháp nào?
Pháp luật
Hợp tác quốc tế về người cao tuổi phải thực hiện trên nguyên tắc gì? Những hành vi nào bị nghiêm cấm thực hiện đối với người cao tuổi?
Pháp luật
Ngày 15/6 là Ngày Thế giới Phòng chống Lạm dụng Người cao tuổi đúng không? Người cao tuổi là người từ bao nhiêu tuổi trở lên?
Pháp luật
Ngày người cao tuổi Việt Nam 6/6/2024 rơi vào thứ mấy? Đối tượng nào được nhận hỗ trợ Quỹ Chăm sóc và Phát huy vai trò người cao tuổi Việt Nam?
Pháp luật
Ngày truyền thống Người cao tuổi Việt Nam có phải là ngày lễ lớn trong nước? Người cao tuổi có được tổ chức lễ mừng thọ vào ngày này không?
Pháp luật
Lễ mừng thượng thượng thọ là lễ mừng thọ tổ chức cho người cao tuổi đủ 100 tuổi đúng hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Người cao tuổi
1,577 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Người cao tuổi

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Người cao tuổi

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào