Mẫu đơn đề nghị hoàn thuế giá trị gia tăng khi doanh nghiệp giải thể là mẫu nào? Tải về mẫu đơn ở đâu?
Doanh nghiệp giải thể thì được hoàn thuế giá trị gia tăng bao nhiêu?
Theo khoản 3 Điều 13 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi năm 2013 quy định về các trường hợp được hoàn thuế giá trị gia tăng như sau:
Các trường hợp hoàn thuế
...
3. Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế được hoàn thuế giá trị gia tăng khi chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động có số thuế giá trị gia tăng nộp thừa hoặc số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết.
...
Đồng thời tại Điều 28 Thông tư 80/2021/TT-BTC quy định như sau:
Hồ sơ đề nghị hoàn thuế giá trị gia tăng
Hồ sơ đề nghị hoàn thuế giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật về thuế giá trị gia tăng (trừ trường hợp hoàn thuế giá trị gia tăng theo Điều ước quốc tế; hoàn thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết khi chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động thực hiện theo quy định tại Điều 30, Điều 31 Thông tư này) gồm:
1. Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước theo mẫu số 01/HT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này.
...
Theo đó, trường hợp quyết toán thuế khi doanh nghiệp giải thể mà có số thuế nộp thừa thì doanh nghiệp được hoàn trả.
Như vậy, không có mức cụ thể được hoàn trả mà phụ thuộc vào số tiền nộp thừa của doanh nghiệp nộp thuế.
Mẫu đơn đề nghị hoàn thuế giá trị gia tăng khi doanh nghiệp giải thể là mẫu nào? Tải về mẫu đơn ở đâu? (hình từ internet)
Mẫu đơn đề nghị hoàn thuế giá trị gia tăng khi doanh nghiệp giải thể là mẫu nào?
Mẫu đơn đề nghị hoàn thuế giá trị gia tăng khi doanh nghiệp giải thể là Mẫu số 01/HT ban hành kèm theo Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 80/2021/TT-BTC:
Tải về Mẫu đơn đề nghị hoàn thuế giá trị gia tăng khi doanh nghiệp giải thể
Nộp hồ sơ đề nghị hoàn thuế giá trị gia tăng khi doanh nghiệp giải thể tại đâu?
Tại Điều 27 Thông tư 80/2021/TT-BTC quy định về trách nhiệm của cơ quan thuế trong việc xử lý hồ sơ hoàn thuế như sau:
Trách nhiệm của cơ quan thuế trong việc xử lý hồ sơ hoàn thuế
1. Trường hợp hoàn thuế theo quy định của pháp luật thuế:
a) Hoàn thuế giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật thuế giá trị gia tăng.
b) Hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định của pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng sinh học.
c) Hoàn thuế theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và Điều ước quốc tế khác mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết hồ sơ hoàn thuế theo quy định của pháp luật về thuế
a) Cục Thuế có trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết hồ sơ hoàn thuế nêu tại khoản 1 Điều này (trừ trường hợp quy định tại điểm b, c khoản này) đối với người nộp thuế do Cục Thuế quản lý trực tiếp và người nộp thuế do Chi cục Thuế quản lý trực tiếp.
Riêng các Cục Thuế thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Cục trưởng Cục Thuế có thể phân công cho Chi cục Thuế tiếp nhận hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng của người nộp thuế do Chi cục Thuế quản lý trực tiếp và thực hiện giải quyết hồ sơ hoàn thuế của người nộp thuế, bao gồm: phân loại hồ sơ hoàn thuế thuộc diện hoàn thuế trước hoặc thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế; xác định số thuế được hoàn; xác định số tiền thuế nợ, tiền phạt, tiền chậm nộp phải bù trừ với số thuế được hoàn; dự thảo Quyết định hoàn thuế hoặc Quyết định hoàn thuế kiêm bù trừ thu ngân sách nhà nước hoặc Thông báo về việc không được hoàn thuế (nếu có); sau đó Chi cục Thuế chuyển toàn bộ hồ sơ cho Cục Thuế để tiếp tục thực hiện hoàn thuế theo quy định tại Thông tư này.
b) Cục Thuế nơi người nộp thuế khai thuế giá trị gia tăng của dự án đầu tư theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 11 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP có trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết hồ sơ hoàn thuế đối với dự án đầu tư của người nộp thuế.
c) Cơ quan thuế quản lý trực tiếp có trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết khi chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động.
Theo đó, cơ quan thuế quản lý trực tiếp có trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết khi chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động.
Như vậy, doanh nghiệp giải thể có thể nộp hồ sơ đề nghị hoàn thuế giá trị gia tăng tại Cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?