Mẫu đơn đề nghị cấp Mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng hóa đã qua sử dụng được quy định như thế nào?
- Mẫu đơn đề nghị cấp Mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng hóa đã qua sử dụng được quy định như thế nào?
- Quy trình cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất đối với hàng hóa đã qua sử dụng được quy định ra sao?
- Để kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa đã qua sử dụng thương nhân cần đáp ứng các điều kiện gì?
Mẫu đơn đề nghị cấp Mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng hóa đã qua sử dụng được quy định như thế nào?
Đơn đề nghị cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa được thực hiện theo Mẫu 3 Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 12/2018/TT-BCT cụ thể như sau:
Tải mẫu đơn đề nghị cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa đã qua sử dụng tại đây: Tải về
Mẫu đơn đề nghị cấp Mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng hóa đã qua sử dụng được quy định như thế nào? (hình từ Internet)
Quy trình cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất đối với hàng hóa đã qua sử dụng được quy định ra sao?
Quy trình cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất đối với hàng hóa đã qua sử dụng được thực hiện theo Điều 27 Nghị định 69/2018/NĐ-CP cụ thể như sau:
Hồ sơ, quy trình cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất
1. Doanh nghiệp gửi 1 bộ hồ sơ đề nghị cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu có áp dụng) đến Bộ Công Thương. Hồ sơ bao gồm:
a) Văn bản đề nghị cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất: 1 bản chính.
b) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có đóng dấu của doanh nghiệp.
c) Văn bản của tổ chức tín dụng xác nhận về việc doanh nghiệp nộp số tiền ký quỹ theo quy định tại Khoản 1 Điều 23 hoặc Điều 24 hoặc Điều 25 Nghị định này: 1 bản chính.
d) Tài liệu chứng minh doanh nghiệp sở hữu kho, bãi hoặc hợp đồng thuê kho, bãi phục vụ kinh doanh tạm nhập, tái xuất thực phẩm đông lạnh theo quy định tại Khoản 2 Điều 23 Nghị định này: 1 bản sao có đóng dấu của doanh nghiệp.
đ) Văn bản của cơ quan điện lực nơi doanh nghiệp có kho, bãi xác nhận về việc kho, bãi có đủ nguồn điện lưới để vận hành các công-ten-nơ lạnh theo sức chứa: 1 bản chính.
Trường hợp doanh nghiệp xin cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc hàng hóa đã qua sử dụng thì không phải nộp các giấy tờ nêu tại Điểm d và Điểm đ Khoản 1 Điều này.
2. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, đúng quy định, trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ của doanh nghiệp, Bộ Công Thương có văn bản yêu cầu doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ.
3. Đối với Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh, trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Bộ Công Thương tiến hành kiểm tra hoặc ủy quyền cho Sở Công Thương cấp tỉnh nơi doanh nghiệp có kho, bãi kiểm tra, xác nhận điều kiện về kho, bãi. Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả kiểm tra điều kiện kho, bãi, Bộ Công Thương xem xét cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh cho doanh nghiệp.
Đối với Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt và Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa đã qua sử dụng, trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Bộ Công Thương xem xét cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất cho doanh nghiệp.
Trường hợp không cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất, Bộ Công Thương trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4. Trường hợp bổ sung, sửa đổi Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất, cấp lại do mất, thất lạc Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất, doanh nghiệp gửi văn bản đề nghị và các giấy tờ liên quan đến Bộ Công Thương. Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Bộ Công Thương xem xét điều chỉnh, cấp lại Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất cho doanh nghiệp.
5. Trường hợp phải xác minh các tài liệu, giấy tờ liên quan trong hồ sơ đề nghị cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất của doanh nghiệp, thời gian xử lý hồ sơ quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều này tính từ thời điểm Bộ Công Thương nhận được văn bản trả lời của các cơ quan liên quan đối với việc xác minh.
Như vậy, hồ sơ và quy trình cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất đối với hàng hóa đã qua sử dụng được thực hiện như quy định trên.
Để kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa đã qua sử dụng thương nhân cần đáp ứng các điều kiện gì?
Tại Điều 25 Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Điều kiện kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa đã qua sử dụng
Doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa đã qua sử dụng thuộc Phụ lục IX Nghị định này phải có số tiền ký quỹ là 7 tỷ đồng Việt Nam nộp tại tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Theo quy định này thì để kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa đã qua sử dụng thương nhân cần phải có số tiền ký quỹ là 7 tỷ đồng Việt Nam nộp tại tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải về mẫu biên bản vi phạm nội quy công ty mới nhất dành cho doanh nghiệp? Biên bản vi phạm nội quy công ty là gì?
- Doanh nghiệp kinh doanh có Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô có được cấp phù hiệu cho xe ô tô không?
- Thơ lục bát 20 11 ngắn tặng thầy cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam? Có tổ chức khen thưởng giáo viên vào ngày 20 tháng 11 không?
- Hoa hậu quốc tế được tổ chức lần đầu tiên vào năm nào? Phải có Phiếu lý lịch tư pháp khi đăng ký dự thi Hoa hậu quốc tế?
- Mẫu đánh giá về kỹ thuật đối với gói thầu xây lắp theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ không qua mạng?