Mẫu đơn đề nghị cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa đối với hàng hóa cấm xuất khẩu mới nhất là mẫu nào?
Mẫu đơn đề nghị cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa đối với hàng hóa cấm xuất khẩu mới nhất là mẫu nào?
Mẫu đơn đề nghị cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa đối với hàng hóa cấm xuất khẩu mới nhất là Mẫu tại Phụ lục IX được ban hành kèm theo Thông tư 12/2018/TT-BCT quy định như sau:
Tải về Mẫu đơn đề nghị cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa đối với hàng hóa cấm xuất khẩu mới nhất tại đây.
Mẫu đơn đề nghị cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa đối với hàng hóa cấm xuất khẩu mới nhất là Mẫu nào? (Hình từ Internet)
Địa chỉ cơ quan cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa ở đâu?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 8 Thông tư 12/2018/TT-BCT quy định như sau:
Giấy phép quá cảnh hàng hóa
1. Mẫu đơn đề nghị cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Cơ quan cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa: Bộ Công Thương, địa chỉ: 54 Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
3. Đối với hàng hóa quá cảnh của các nước có chung đường biên giới, có ký kết Hiệp định quá cảnh hàng hóa với Việt Nam thì thực hiện theo quy định của Hiệp định đó và hướng dẫn của Bộ Công Thương.
Theo đó, cơ quan cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa: Bộ Công Thương, có địa chỉ là 54 Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
Việc quá cảnh hàng hóa được quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 35 Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Quy định chung về quá cảnh hàng hóa
1. Quá cảnh hàng hóa
a) Đối với hàng hóa là vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc cho phép quá cảnh.
b) Đối với hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật, Bộ Công Thương xem xét cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa.
c) Đối với hàng hóa không thuộc quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 1 Điều này, thủ tục quá cảnh thực hiện tại cơ quan hải quan.
2. Trung chuyển hàng hóa
Trường hợp hàng hóa quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này vận chuyển bằng đường biển từ nước ngoài vào khu vực trung chuyển tại cảng biển, sau đó được đưa ra nước ngoài từ chính khu vực trung chuyển này hoặc đưa đến khu vực trung chuyển tại bến cảng, cảng biển khác để đưa ra nước ngoài, thủ tục trung chuyển thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, không phải có giấy phép của Bộ Công Thương.
3. Đối với các Hiệp định quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam ký giữa Việt Nam và các nước có chung đường biên giới, thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Công Thương.
4. Việc vận chuyển hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa có độ nguy hiểm cao quá cảnh lãnh thổ Việt Nam phải tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam về vận chuyển hàng nguy hiểm và các Điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
5. Chủ hàng quá cảnh phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác áp dụng cho hàng hóa quá cảnh theo quy định hiện hành của Việt Nam.
Như vậy, việc quá cảnh hàng hóa sẽ được quy định như sau:
- Đối với hàng hóa là vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc cho phép quá cảnh.
- Đối với hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật, Bộ Công Thương xem xét cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa.
- Đối với hàng hóa không thuộc quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 35 Nghị định 69/2018/NĐ-CP, thủ tục quá cảnh thực hiện tại cơ quan hải quan.
Hàng hóa quá cảnh lãnh thổ Việt Nam có phải chịu sự giám sát của cơ quan hải quan không?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 45 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định như sau:
Nguyên tắc quản lý hoạt động quá cảnh hàng hóa
1. Hàng hóa quá cảnh khi xuất khẩu phải là toàn bộ hàng hóa đã nhập khẩu.
2. Việc tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện dịch vụ quá cảnh hàng hóa hoặc tự mình thực hiện quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam, thuê thương nhân nước ngoài thực hiện quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam được thực hiện theo quy định của pháp luật về thương mại, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và phải tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam về xuất cảnh, nhập cảnh, giao thông, vận tải.
3. Quá cảnh hàng hóa bằng đường hàng không được thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế về hàng không mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
4. Hàng hóa quá cảnh lãnh thổ Việt Nam phải chịu sự giám sát của cơ quan hải quan trong toàn bộ thời gian quá cảnh, vào và ra theo đúng cửa khẩu đã quy định.
5. Hàng hóa quá cảnh khi được tiêu thụ nội địa phải thực hiện theo quy định về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Như vậy, hàng hóa quá cảnh lãnh thổ Việt Nam sẽ phải chịu sự giám sát của cơ quan hải quan trong toàn bộ thời gian quá cảnh, vào và ra theo đúng cửa khẩu đã quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuedientu gdt gov vn đăng nhập bằng tài khoản Thuế điện tử cá nhân như thế nào? 05 phương thức thực hiện giao dịch thuế điện tử?
- Có bị bị huỷ tư cách công ty đại chúng khi vốn điều lệ đã góp của công ty cổ phần còn không đủ 30 tỷ đồng trên BCTC không?
- Giá hợp đồng sau khi điều chỉnh có được vượt quá tổng dự toán mua sắm trước đó khi sửa đổi hợp đồng không?
- Nhà đầu tư không thực hiện chế độ báo cáo đầu tư ra nước ngoài có bị xử lý vi phạm hành chính hay không?
- Người lao động làm việc trực tiếp sản xuất thực phẩm thì khi khám sức khỏe định kỳ có được khám xét nghiệm viêm gan A hay không?