Mẫu đơn đăng ký tổ chức lễ hội tín ngưỡng lần đầu mới nhất hiện nay theo quy định pháp luật như thế nào?
- Mẫu đơn đăng ký tổ chức lễ hội tín ngưỡng lần đầu mới nhất hiện nay theo quy định pháp luật như thế nào?
- Tổ chức lễ hội tín ngưỡng lần đầu thì phải gửi đơn đăng ký tổ chức lễ hội đến cơ quan nào?
- Người đại diện cơ sở tín ngưỡng được quy định như thế nào?
- Hoạt động tín ngưỡng của cơ sở tín ngưỡng có cần phải đăng ký không?
Mẫu đơn đăng ký tổ chức lễ hội tín ngưỡng lần đầu mới nhất hiện nay theo quy định pháp luật như thế nào?
Mẫu đăng ký tổ chức lễ hội tín ngưỡng lần đầu mới nhất hiện nay được quy định tại Mẫu B3 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 162/2017/NĐ-CP.
Tải về: Mẫu đăng ký tổ chức lễ hội tín ngưỡng lần đầu mới nhất hiện nay tại đây.
Mẫu đơn đăng ký tổ chức lễ hội tín ngưỡng lần đầu mới nhất hiện nay theo pháp luật hiện nay như thế nào? (Hình từ Internet)
Tổ chức lễ hội tín ngưỡng lần đầu thì phải gửi đơn đăng ký tổ chức lễ hội đến cơ quan nào?
Căn cứ tại Điều 14 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 có quy định như sau:
Tổ chức lễ hội tín ngưỡng lần đầu, lễ hội tín ngưỡng được khôi phục hoặc lễ hội tín ngưỡng định kỳ nhưng có thay đổi
1. Trước khi tổ chức lễ hội tín ngưỡng lần đầu, lễ hội tín ngưỡng được khôi phục sau thời gian gián đoạn hoặc lễ hội tín ngưỡng được tổ chức định kỳ nhưng có thay đổi về quy mô, nội dung, thời gian, địa điểm thì người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng có trách nhiệm gửi văn bản đăng ký đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tổ chức lễ hội.
Văn bản đăng ký nêu rõ tên lễ hội, nội dung lễ hội hoặc nội dung thay đổi so với trước, quy mô, thời gian, địa điểm tổ chức, dự kiến thành viên ban tổ chức và các điều kiện cần thiết để bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường trong lễ hội.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đăng ký hợp lệ; trường hợp từ chối đăng ký phải nêu rõ lý do.
Như vậy, theo quy định trên thì trước tổ chức lễ hội tín ngưỡng lần đầu thì phải gửi đơn đăng ký tổ chức lễ hội đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tổ chức lễ hội.
Người đại diện cơ sở tín ngưỡng được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 11 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 có quy định như sau:
Người đại diện, ban quản lý cơ sở tín ngưỡng
1. Cơ sở tín ngưỡng phải có người đại diện hoặc ban quản lý để chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hoạt động diễn ra tại cơ sở tín ngưỡng.
2. Người đại diện hoặc thành viên ban quản lý cơ sở tín ngưỡng phải là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có uy tín trong cộng đồng dân cư.
3. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có cơ sở tín ngưỡng phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp tổ chức để cộng đồng dân cư bầu, cử người đại diện hoặc thành viên ban quản lý. Căn cứ kết quả bầu, cử và các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này, Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản công nhận người đại diện hoặc thành viên ban quản lý cơ sở tín ngưỡng trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày bầu, cử.
4. Việc bầu, cử người đại diện hoặc thành lập ban quản lý cơ sở tín ngưỡng đã được xếp hạng là di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh thực hiện theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.
5. Việc bầu, cử người đại diện hoặc thành lập ban quản lý nhà thờ dòng họ không phải thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều này.
Như vậy, theo quy định trên thì người đại diện cơ sở tín ngưỡng là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có uy tín trong cộng đồng dân cư.
Hoạt động tín ngưỡng của cơ sở tín ngưỡng có cần phải đăng ký không?
Căn cứ tại Điều 12 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 có quy định như sau:
Đăng ký hoạt động tín ngưỡng
1. Hoạt động tín ngưỡng của cơ sở tín ngưỡng phải được đăng ký, trừ cơ sở tín ngưỡng là nhà thờ dòng họ.
2. Người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng có trách nhiệm gửi văn bản đăng ký đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có cơ sở tín ngưỡng chậm nhất là 30 ngày trước ngày cơ sở tín ngưỡng bắt đầu hoạt động tín ngưỡng, trừ trường hợp quy định tại Điều 14 của Luật này.
Văn bản đăng ký nêu rõ tên cơ sở tín ngưỡng, các hoạt động tín ngưỡng, nội dung, quy mô, thời gian, địa điểm diễn ra hoạt động.
Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đăng ký hợp lệ; trường hợp từ chối đăng ký phải nêu rõ lý do.
3. Hoạt động tín ngưỡng không có trong văn bản đã được đăng ký thì người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng có trách nhiệm đăng ký bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều này chậm nhất là 20 ngày trước ngày diễn ra hoạt động tín ngưỡng.
Như vậy, theo quy định trên thì hoạt động tín ngưỡng của cơ sở tín ngưỡng phải được đăng ký, trừ cơ sở tín ngưỡng là nhà thờ dòng họ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không vì mục tiêu lợi nhuận là gì? Việc quản lý sử dụng tài sản của hội phải đảm bảo không vì mục tiêu lợi nhuận đúng không?
- Thời hạn là gì? Tính thời hạn theo dương lịch hay âm lịch? Thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hạn là khi nào?
- Người đã từng mang thai có phải là điều kiện để được mang thai hộ vì mục đích nhân đạo hay không?
- Có được phép nhập khẩu phế liệu không? Tổ chức, cá nhân chỉ được nhập khẩu phế liệu để sử dụng làm gì?
- Chính quyền địa phương ở thị trấn bao gồm những cơ quan nào? Phải chịu trách nhiệm trước chính quyền địa phương ở huyện về điều gì?