Mẫu đơn đăng ký sửa đổi bổ sung hoạt động thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa được quy định thế nào?
- Mẫu đơn đăng ký sửa đổi bổ sung hoạt động thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa được quy định thế nào?
- Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa được cấp sửa đổi bổ sung trong trường hợp nào?
- Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa được cấp sửa đổi bổ sung có thời hạn hiệu lực bao lâu?
Mẫu đơn đăng ký sửa đổi bổ sung hoạt động thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa được quy định thế nào?
Mẫu đơn đăng ký sửa đổi bổ sung hoạt động thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa được quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định 107/2016/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 3 Nghị định 154/2018/NĐ-CP) như sau:
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa
...
3. Trường hợp cấp bổ sung, sửa đổi, hồ sơ gồm:
a) Đơn đăng ký bổ sung, sửa đổi hoạt động thử nghiệm theo Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Danh sách bổ sung, sửa đổi thử nghiệm viên theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và các chứng chỉ, tài liệu liên quan đối với mỗi thử nghiệm viên gồm: Bản sao Quyết định tuyển dụng hoặc Hợp đồng lao động; bản sao chứng chỉ đào tạo tương ứng quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định này;
c) Danh sách bổ sung, sửa đổi máy móc, thiết bị, dụng cụ thử nghiệm, đo lường phục vụ hoạt động thử nghiệm đối với lĩnh vực đăng ký theo Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
d) Các tài liệu chứng minh năng lực hoạt động thử nghiệm bổ sung, sửa đổi đáp ứng các yêu cầu quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này, cụ thể như sau:
...
Như vậy, mẫu đơn đăng ký sửa đổi bổ sung hoạt động thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa được quy định theo Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 107/2016/NĐ-CP.
TẢI VỀ mẫu đơn đăng ký sửa đổi bổ sung hoạt động thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa tại đây.
Mẫu đơn đăng ký sửa đổi bổ sung hoạt động thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa được quy định thế nào? (Hình từ Internet)
Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa được cấp sửa đổi bổ sung trong trường hợp nào?
Trường hợp cấp bổ sung, sửa đổi Giấy chứng nhận được quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định 107/2016/NĐ-CP như sau:
Trình tự cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm
...
2. Trường hợp cấp bổ sung, sửa đổi:
a) Giấy chứng nhận được cấp bổ sung, sửa đổi áp dụng đối với trường hợp tổ chức thử nghiệm bổ sung, mở rộng, thu hẹp phạm vi thử nghiệm;
b) Trình tự cấp Giấy chứng nhận thực hiện theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này;
c) Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận ghi theo thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm đã được cấp.
3. Trường hợp cấp lại:
a) Giấy chứng nhận được cấp lại áp dụng đối với trường hợp tổ chức thử nghiệm có Giấy chứng nhận còn hiệu lực nhưng bị mất, hư hỏng hoặc thay đổi tên, địa chỉ của tổ chức;
b) Trong thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận, tổ chức thử nghiệm có nhu cầu đăng ký cấp lại Giấy chứng nhận lập 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận theo quy định tại khoản 4 Điều 6 Nghị định này và gửi về cơ quan tiếp nhận hồ sơ;
c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, bộ quản lý ngành, lĩnh vực chịu trách nhiệm cấp lại Giấy chứng nhận cho tổ chức thử nghiệm. Trường hợp không đáp ứng yêu cầu, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do;
...
Như vậy, theo quy định, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa được cấp sửa đổi bổ sung trong trường hợp tổ chức thử nghiệm bổ sung, mở rộng, thu hẹp phạm vi thử nghiệm.
Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa được cấp sửa đổi bổ sung có thời hạn hiệu lực bao lâu?
Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận được quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định 107/2016/NĐ-CP như sau:
Trình tự cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm
1. Trường hợp cấp mới:
a) Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản yêu cầu tổ chức thử nghiệm sửa đổi, bổ sung;
b) Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ, bộ quản lý ngành, lĩnh vực chịu trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận cho tổ chức thử nghiệm theo Mẫu số 10 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận không quá 05 năm kể từ ngày cấp.
2. Trường hợp cấp bổ sung, sửa đổi:
a) Giấy chứng nhận được cấp bổ sung, sửa đổi áp dụng đối với trường hợp tổ chức thử nghiệm bổ sung, mở rộng, thu hẹp phạm vi thử nghiệm;
b) Trình tự cấp Giấy chứng nhận thực hiện theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này;
c) Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận ghi theo thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm đã được cấp.
...
Như vậy, theo quy định thì thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa được ghi theo thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm đã được cấp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ai có quyền yêu cầu người có thông tin liên quan đến hành vi trốn thuế cung cấp thông tin theo quy định?
- Người có trách nhiệm chăm sóc lại ép buộc trẻ em xem phim 18+ trình diễn khiêu dâm bị phạt mấy năm tù?
- Tên quốc tế của thành phần của hàng hóa trên nhãn hàng hóa được phép ghi bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt khi nào?
- Kinh doanh các loại pháo bao gồm những gì? Cơ sở kinh doanh các loại pháo cần phải có phương án bảo đảm an ninh trật tự không?
- Bấm biển số xe máy trên VNeID được không? Lệ phí bấm biển số xe máy trên VNeID là bao nhiêu?