Mẫu đơn đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung hiện nay được quy định như thế nào?
- Mẫu đơn đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung hiện nay được quy định như thế nào?
- Cơ quan nào có thẩm quyền tiếp nhận đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung?
- Nội dung của hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung phải đáp ứng nhũng điều kiện gì để được xem xét chấp thuận?
Mẫu đơn đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung hiện nay được quy định như thế nào?
Mẫu đơn đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung hiện nay được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Theo đó, mẫu đơn đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung thực hiện theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư 10/2013/TT-BCT.
TẢI VỀ Mẫu đơn đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch
Cơ quan nào có thẩm quyền tiếp nhận đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung?
Theo Điều 9 Nghị định 99/2011/NĐ-CP quy định về thẩm quyền tiếp nhận đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung như sau:
Thẩm quyền tiếp nhận đăng ký
1. Bộ Công Thương chịu trách nhiệm tiếp nhận đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung trong trường hợp hợp đồng theo mẫu và điều kiện giao dịch chung áp dụng trên phạm vi cả nước hoặc áp dụng trên phạm vi từ hai tỉnh trở lên.
2. Sở Công Thương chịu trách nhiệm tiếp nhận đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung trong trường hợp hợp đồng theo mẫu và điều kiện giao dịch chung áp dụng trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Theo đó, thẩm quyền tiếp nhận đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung như sau:
- Bộ Công Thương chịu trách nhiệm tiếp nhận đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung trong trường hợp hợp đồng theo mẫu và điều kiện giao dịch chung áp dụng trên phạm vi cả nước hoặc áp dụng trên phạm vi từ hai tỉnh trở lên.
- Sở Công Thương chịu trách nhiệm tiếp nhận đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung trong trường hợp hợp đồng theo mẫu và điều kiện giao dịch chung áp dụng trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Nội dung của hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung phải đáp ứng nhũng điều kiện gì để được xem xét chấp thuận?
Theo Điều 13 Nghị định 99/2011/NĐ-CP quy định về phạm vi xem xét nội dung hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung như sau:
Phạm vi xem xét nội dung hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung
Cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 9 Nghị định này xem xét hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung đối với các nội dung sau:
1. Nội dung không có hiệu lực quy định tại Điều 16 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
2. Các quy định tại Điều 7 Nghị định này.
3. Sự phù hợp với quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và nguyên tắc chung về giao kết hợp đồng.
Theo đó, Bộ Công Thương và Sở Công Thương tiến hành xem xét hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung đối với các nội dung sau:
- Nội dung không có hiệu lực quy định tại Điều 16 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010, cụ thể như sau:
+ Loại trừ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đối với người tiêu dùng theo quy định của pháp luật;
+ Hạn chế, loại trừ quyền khiếu nại, khởi kiện của người tiêu dùng;
+ Cho phép tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đơn phương thay đổi điều kiện của hợp đồng đã thỏa thuận trước với người tiêu dùng hoặc quy tắc, quy định bán hàng, cung ứng dịch vụ áp dụng đối với người tiêu dùng khi mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ không được thể hiện cụ thể trong hợp đồng;
+ Cho phép tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đơn phương xác định người tiêu dùng không thực hiện một hoặc một số nghĩa vụ;
+ Cho phép tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ quy định hoặc thay đổi giá tại thời điểm giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ;
+ Cho phép tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ giải thích hợp đồng trong trường hợp điều khoản của hợp đồng được hiểu khác nhau;
+ Loại trừ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trong trường hợp tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thông qua bên thứ ba;
+ Bắt buộc người tiêu dùng phải tuân thủ các nghĩa vụ ngay cả khi tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không hoàn thành nghĩa vụ của mình;
+ Cho phép tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chuyển giao quyền, nghĩa vụ cho bên thứ ba mà không được người tiêu dùng đồng ý.
- Các quy định tại Điều 7 Nghị định 99/2011/NĐ-CP, gồm có:
+ Ngôn ngữ sử dụng bằng tiếng Việt, nội dung phải rõ ràng, dễ hiểu; cỡ chữ ít nhất là 12.
+ Nền giấy và màu mực thể hiện nội dung hợp đồng theo mẫu và điều kiện giao dịch chung phải tương phản nhau.
- Sự phù hợp với quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và nguyên tắc chung về giao kết hợp đồng.
Như vậy, phải đáp ứng các điều kiện về nội dung kể trên, hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung mới được xem xét chấp thuận.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác quan trắc trong quá trình xây dựng không?
- Nhà nước quản lý ngoại thương thế nào? Bộ Công Thương có trách nhiệm gì trong quản lý nhà nước về ngoại thương?
- Ai quyết định biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật về ngoại thương?
- Mẫu phiếu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú dành cho đảng viên? Nhiệm vụ của đảng viên đang công tác ở nơi cư trú?
- Ngày 27 tháng 11 là ngày gì? Ngày 27 tháng 11 dương là ngày bao nhiêu âm 2024? Ngày 27 tháng 11 có sự kiện gì ở Việt Nam?