Mẫu đề cương báo cáo kiểm tra, giám sát Đảng viên của chi bộ? Mốc thời gian kiểm tra, giám sát?
Mẫu đề cương báo cáo kiểm tra, giám sát Đảng viên của chi bộ?
>> Xem thêm: Mẫu Báo cáo kết quả xử lý kỷ luật Đảng viên mới nhất?
Tại Điều 2 Quy định 22-QĐ/TW năm 2021 có nêu: Kiểm tra, giám sát là những chức năng lãnh đạo của Đảng. Tổ chức đảng phải tiến hành công tác kiểm tra, giám sát. Tổ chức đảng và đảng viên phải thường xuyên tự kiểm tra.
Đồng thời, công tác kiểm tra, giám sát Đảng phải kịp thời phát hiện nhân tố mới, tích cực để phát huy, phải bảo vệ cái đúng, bảo vệ người tốt, cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đột phá vì lợi ích chung; phải chủ động phát hiện sớm để phòng ngừa, ngăn chặn, khắc phục khuyết điểm, vi phạm của tổ chức đảng và đảng viên ngay từ khi còn mới manh nha, không để vi phạm nhỏ tích tụ thành sai phạm lớn, kéo dài và lan rộng. Khi các vụ việc vi phạm được phát hiện, phải cương quyết xử lý kỷ luật nghiêm minh, kịp thời để răn đe và giáo dục.
Hiện tại, không có quy định hướng dẫn Mẫu đề cương báo cáo kiểm tra, giám sát Đảng viên của chi bộ. Do đó, chi bộ có thể tham khảo mẫu đề cương sau:
TẢI VỀ Mẫu đề cương báo cáo kiểm tra, giám sát Đảng viên của chi bộ
Mẫu đề cương báo cáo kiểm tra, giám sát Đảng viên của chi bộ? (Hình từ Internet)
Mốc thời gian kiểm tra, giám sát Đảng viên được tính như thế nào?
Mốc thời gian kiểm tra, giám sát Đảng viên được quy định tại Điều 3 Quy định 22-QĐ/TW năm 2021 như sau:
Giải thích từ ngữ
...
11. Kiểm tra tài chính đảng là việc các tổ chức đảng có thẩm quyền xem xét, đánh giá, kết luận về ưu điểm, khuyết điểm hoặc vi phạm (nếu có) của đối tượng kiểm tra trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về quản lý tài chính, tài sản của Đảng.
12. Thời hiệu xử lý kỷ luật của Đảng là thời hạn mà khi hết thời hạn đó, đảng viên có hành vi vi phạm không bị xử lý kỷ luật. Thời hiệu xử lý kỷ luật được tính từ thời điểm đảng viên thực hiện hành vi vi phạm đến khi tổ chức đảng có thẩm quyền kết luận vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật.
13. Thời hạn kiểm tra, giám sát là thời gian được tính từ ngày chủ thể kiểm tra, giám sát công bố quyết định kiểm tra, giám sát hoặc ngày nhận được báo cáo của đối tượng kiểm tra, giám sát đến ngày kết thúc cuộc kiểm tra, giám sát đó.
14. Mốc thời gian kiểm tra, giám sát: Được tính theo ngày làm việc, 1 năm tính đủ 12 tháng.
Theo đó, mốc thời gian kiểm tra, giám sát Đảng viên được tính theo ngày làm việc, 1 năm tính đủ 12 tháng.
Trong đó, thời hạn kiểm tra, giám sát là thời gian được tính từ ngày chủ thể kiểm tra, giám sát công bố quyết định kiểm tra, giám sát hoặc ngày nhận được báo cáo của đối tượng kiểm tra, giám sát đến ngày kết thúc cuộc kiểm tra, giám sát đó.
Công tác kiểm tra, giám sát của chi bộ được quy định thế nào?
Công tác kiểm tra, giám sát của chi bộ được quy định tại tiểu mục 4 Mục II Hướng dẫn 02-HD/TW năm 2021 như sau:
II- Công tác kiểm tra, giám sát
...
4. Chi bộ (Điều 7)
4.1. Các chi bộ phải thường xuyên tự kiểm tra; xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát (xác định cụ thể về nội dung, đối tượng, mốc thời gian, thời gian tiến hành, phương pháp tiến hành, phân công thành viên tổ kiểm tra, giám sát) và tiến hành kiểm tra chấp hành, kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm, giám sát chuyên đề đối với đảng viên trong việc thực hiện nhiệm vụ đảng viên, thực hiện chức trách, nhiệm vụ chuyên môn được giao; thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của Đảng.
4.2. Chi bộ chủ yếu giám sát thường xuyên đối với đảng viên nơi công tác, sinh hoạt và nơi cư trú; chi bộ có chi ủy, chi bộ có trên 30 đảng viên và đảng viên hoạt động phân tán hoặc có nhiều tổ đảng trực thuộc thì thực hiện giám sát theo chuyên đề.
4.3. Nếu phát hiện đảng viên là cấp ủy viên các cấp sinh hoạt tại chi bộ (từ cấp ủy viên cơ sở trở lên) và cán bộ thuộc diện cấp ủy cấp trên quản lý vi phạm trong thực hiện nhiệm vụ cấp trên giao thì chi bộ báo cáo tổ chức đảng cấp trên trực tiếp để xem xét, kiểm tra hoặc đề nghị tổ chức đảng có thẩm quyền xem xét, quyết định.
5. Ủy ban kiểm tra các cấp (Điều 8)
5.1. Nguyên tắc tổ chức
5.1.1. Khi phân công, điều động chủ nhiệm ủy ban kiểm tra sang công tác khác hoặc hội nghị cấp ủy chưa bầu được chức danh chủ nhiệm, thì cấp ủy hoặc ban thường vụ cấp ủy phân công một đồng chí phó chủ nhiệm điều hành công việc và ký văn bản cho đến khi cấp ủy bầu được chức danh chủ nhiệm.
...
Theo đó, trong công tác kiểm tra, giám sát, các chi bộ phải thường xuyên tự kiểm tra; xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát (xác định cụ thể về nội dung, đối tượng, mốc thời gian, thời gian tiến hành, phương pháp tiến hành, phân công thành viên tổ kiểm tra, giám sát) và tiến hành kiểm tra chấp hành, kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm, giám sát chuyên đề đối với đảng viên trong việc thực hiện nhiệm vụ đảng viên, thực hiện chức trách, nhiệm vụ chuyên môn được giao; thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của Đảng.
- Chi bộ chủ yếu giám sát thường xuyên đối với đảng viên nơi công tác, sinh hoạt và nơi cư trú; chi bộ có chi ủy, chi bộ có trên 30 đảng viên và đảng viên hoạt động phân tán hoặc có nhiều tổ đảng trực thuộc thì thực hiện giám sát theo chuyên đề.
- Nếu phát hiện đảng viên là cấp ủy viên các cấp sinh hoạt tại chi bộ (từ cấp ủy viên cơ sở trở lên) và cán bộ thuộc diện cấp ủy cấp trên quản lý vi phạm trong thực hiện nhiệm vụ cấp trên giao thì chi bộ báo cáo tổ chức đảng cấp trên trực tiếp để xem xét, kiểm tra hoặc đề nghị tổ chức đảng có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của ngân hàng được chuyển nhượng dự án bất động sản là tài sản bảo đảm để thu hồi nợ không?
- Tổng hợp tổng mức đầu tư xây dựng của dự án trong trường hợp nào? Được xác định như thế nào theo Thông tư 11?
- Chủ sở hữu của tổ chức tài chính vi mô là ai? Chủ sở hữu của tổ chức tài chính vi mô phải đáp ứng điều kiện gì?
- Giám sát trưởng của tổ chức tư vấn giám sát thi công xây dựng hạng 3 phải có chứng chỉ hành nghề hạng mấy?
- Hồ sơ, thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ bao gồm các loại giấy tờ nào?