Mẫu Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo phương thức chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản?
- Mẫu Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo phương thức chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản là mẫu nào?
- Ai phê duyệt Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo phương thức chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản?
- Thời hạn chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là bao lâu?
- Quyết định phê duyệt Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo phương thức chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản có nội dung gì?
Mẫu Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo phương thức chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản là mẫu nào?
Mẫu Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo phương thức chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản là Mẫu số 02D tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 44/2024/NĐ-CP sau đây:
TẢI VỀ Mẫu Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo phương thức chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản
Mẫu Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo phương thức chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản? (Hình từ Internet)
Ai phê duyệt Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo phương thức chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản?
Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 16 Nghị định 44/2024/NĐ-CP quy định thẩm quyền phê duyệt Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo phương thức chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản như sau:
(1) Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phê duyệt Đề án chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do cơ quan quản lý tài sản ở trung ương quản lý.
(2) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt Đề án chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do cơ quan quản lý tài sản ở địa phương quản lý.
Thời hạn chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là bao lâu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 16 Nghị định 44/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
1. Chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là việc Nhà nước chuyển giao quyền khai thác tài sản cho doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trong một khoảng thời gian nhất định gắn với việc đầu tư nâng cấp, mở rộng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ hiện có theo dự án đã được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt để nhận một khoản tiền tương ứng theo hợp đồng.
2. Phạm vi tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác là tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ hoặc một phần tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ hiện có đã được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng tài sản.
3. Việc chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ không áp dụng đối với tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia.
4. Thời hạn chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được xác định cụ thể trong từng hợp đồng chuyển nhượng với thời hạn tối đa không quá 50 năm. Thời hạn chuyển nhượng cụ thể phù hợp với từng tài sản (một phần tài sản) kết cấu hạ tầng tầng giao thông đường bộ được cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 5 Điều này phê duyệt tại Quyết định phê duyệt Đề án chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản.
...
Như vậy, theo quy định trên, thời hạn chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được xác định cụ thể trong từng hợp đồng chuyển nhượng với thời hạn tối đa không quá 50 năm.
Thời hạn chuyển nhượng cụ thể phù hợp với từng tài sản kết cấu hạ tầng tầng giao thông đường bộ được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt tại Quyết định phê duyệt Đề án chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản.
Lưu ý: Việc chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ không áp dụng đối với tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia.
Quyết định phê duyệt Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo phương thức chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản có nội dung gì?
Quyết định phê duyệt Đề án chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có các nội dung theo quy định tại khoản 7 Điều 16 Nghị định 44/2024/NĐ-CP, cụ thể như sau:
(1) Tên cơ quan quản lý tài sản.
(2) Danh mục tài sản chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác (tên tài sản; địa chỉ; loại/cấp/hạng; năm đưa vào sử dụng; thông số cơ bản (số lượng/chiều dài/diện tích...); nguyên giá, giá trị còn lại (nếu có); tình trạng sử dụng của tài sản).
(3) Nội dung cơ bản của Dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng tài sản được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt.
(4) Thời hạn chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản.
(5) Phương thức thực hiện chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản: Đấu giá.
(6) Điều kiện của doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tham gia đấu giá nhận chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản.
(7) Phương thức, thời hạn thanh toán tiền chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản.
(8) Quản lý, sử dụng số tiền thu được từ chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản.
(9) Quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về giao thông đường bộ.
(10) Quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan quản lý tài sản.
(11) Trách nhiệm tổ chức thực hiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 05 căn cứ tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ trong trường hợp cần thiết? Chế độ chính sách của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện thế nào?
- Hướng dẫn quy trình lựa chọn nhà đầu tư qua mạng mới nhất hiện nay? Lựa chọn nhà đầu tư qua mạng là gì?
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?