Mẫu đề án cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là mẫu nào theo quy định pháp luật?
- Mẫu đề án cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là mẫu nào theo quy định pháp luật?
- Căn cứ Quyết định phê duyệt Đề án cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, cơ quan quản lý tài sản có trách nhiệm gì?
- Không áp dụng cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trong trường hợp nào?
Mẫu đề án cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là mẫu nào theo quy định pháp luật?
Mẫu đề án cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được theo Mẫu số 02C tại Phụ lục kèm theo Nghị định 44/2024/NĐ-CP như sau:
Tải về Mẫu đề án cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
Mẫu đề án cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là mẫu nào theo quy định pháp luật? (hình từ internet)
Căn cứ Quyết định phê duyệt Đề án cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, cơ quan quản lý tài sản có trách nhiệm gì?
Căn cứ theo khoản 8 Điều 15 Nghị định 44/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
...
8. Căn cứ Quyết định phê duyệt Đề án cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của cơ quan, người có thẩm quyền:
a) Cơ quan quản lý tài sản tổ chức thực hiện xác định giá khởi điểm để đấu giá cho thuê quyền khai thác tài sản theo quy định tại Điều 17 Nghị định này.
Giá khởi điểm để đấu giá cho thuê quyền khai thác tài sản là tổng số tiền thuê quyền khai thác tài sản được tính cho toàn bộ thời hạn thuê quyền khai thác theo quy định tại Điều 17 Nghị định này.
b) Cơ quan quản lý tài sản tổ chức đấu giá cho thuê quyền khai thác tài sản theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản; thực hiện đầy đủ việc giám sát quá trình tổ chức thực hiện việc đấu giá và các quyền, nghĩa vụ khác của người có tài sản đấu giá theo quy định của Luật Đấu giá tài sản.
c) Ngoài các điều kiện theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản (trừ trường hợp việc cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là các công trình hạ tầng kỹ thuật (như đường dây, cáp, đường ống), biển quảng cáo và các công trình khác lắp đặt vào kết cấu hạ tầng đường bộ, hành lang an toàn đường bộ phù hợp với quy định của pháp luật về giao thông đường bộ), tổ chức tham gia đấu giá thuê quyền khai thác tài sản còn phải đáp ứng các điều kiện sau:
Có Quyết định thành lập/Đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật;
...
Như vậy, căn cứ Quyết định phê duyệt Đề án cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, cơ quan quản lý tài sản có trách nhiệm:
- Cơ quan quản lý tài sản tổ chức thực hiện xác định giá khởi điểm để đấu giá cho thuê quyền khai thác tài sản theo quy định tại Điều 17 Nghị định 44/2024/NĐ-CP.
Giá khởi điểm để đấu giá cho thuê quyền khai thác tài sản là tổng số tiền thuê quyền khai thác tài sản được tính cho toàn bộ thời hạn thuê quyền khai thác theo quy định tại Điều 17 Nghị định 44/2024/NĐ-CP.
- Cơ quan quản lý tài sản tổ chức đấu giá cho thuê quyền khai thác tài sản theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản; thực hiện đầy đủ việc giám sát quá trình tổ chức thực hiện việc đấu giá và các quyền, nghĩa vụ khác của người có tài sản đấu giá theo quy định của Luật Đấu giá tài sản 2016.
Không áp dụng cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trong trường hợp nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 15 Nghị định 44/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
1. Cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là việc Nhà nước chuyển giao có thời hạn quyền khai thác tài sản cho tổ chức theo hợp đồng để nhận một khoản tiền tương ứng.
2. Phạm vi tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được cho thuê quyền khai thác là tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ hoặc một phần tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ hiện có.
3. Việc cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ không áp dụng đối với:
a) Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia.
b) Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được thu phí sử dụng đường bộ theo quy định của pháp luật.
c) Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định này.
...
Như vậy, không được cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trong trường hợp:
- Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia.
- Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được thu phí sử dụng đường bộ theo quy định của pháp luật.
- Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định 44/2024/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tam tai là gì? Cúng sao giải hạn tam tai có phải mê tín dị đoan không? Hành vi mê tín dị đoan bị xử lý thế nào?
- Nhóm kín, nhóm tele, nhóm zalo chia sẻ link 18+, link quay lén trong group kín thì có bị phạt tù không?
- Chủ đầu tư có phải mua bảo hiểm bắt buộc cho người lao động thi công trên công trường hay không?
- Đảng viên phải tự kiểm điểm, đánh giá chất lượng đảng viên trước chi bộ vào cuối năm đúng không?
- Có trở thành công ty đại chúng khi chưa chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng? Phải đăng ký cổ phiếu tập trung tại đâu?