Mẫu công văn xin gia hạn công nợ mới nhất là mẫu nào? Cách viết công văn xin gia hạn công nợ chi tiết?
Mẫu công văn xin gia hạn công nợ mới nhất là mẫu nào?
Tham khảo mẫu công văn xin gia hạn công nợ mới nhất dưới đây:
TẢI VỀ Mẫu công văn xin gia hạn công nợ mới nhất
TẢI VỀ Mẫu đơn xin gia hạn công nợ mới
Cách viết công văn xin gia hạn công nợ chi tiết?
Tham khảo cách viết mẫu công văn xin gia hạn công nợ dưới đây:
Phần Đầu Công Văn
- Mẫu công văn gia hạn công nợ cần có quốc hiệu và tiêu ngữ, tên mẫu đơn, cũng như ngày tháng năm lập mẫu đơn này.
- Trình bày thông tin của đơn vị (tên công ty, địa chỉ, nếu có)
- Số công văn: Đánh số theo quy định của đơn vị
- Mục "V/v": Xin gia hạn công nợ
- Phần Kính Gửi
- Ghi rõ tên đơn vị/ngân hàng/đối tác mà bạn đang có công nợ
Phần Nội Dung Chính
- Trình bày nội dung xin gia hạn công nợ kèm theo lí do chính đáng, nội dung này cần nêu ngắn gọn, xúc tích, lí do chính đáng để đối tác nắm được vấn đề và đồng ý.
- Cam kết phương án thanh toán cụ thể
- Thời gian gia hạn mong muốn
- Lời chúc và cảm ơn, có thể là thể hiện sẽ tiếp tục hợp tác trong các dự án tiếp theo thể hiện sự thành ý của mình.
Phần Kết Thúc
- Trân trọng cảm ơn
- Chữ ký của người đại diện
- Đóng dấu công ty (nếu có)
Tiếp theo là Kính gửi, thể hiện chủ thể nhận mẫu đơn này.
Mẫu công văn xin gia hạn công nợ mới nhất là mẫu nào? Cách viết công văn xin gia hạn công nợ chi tiết? (hình từ internet)
Đối chiếu công nợ có phải là chứng từ chứng minh số tiền đối tượng nợ chưa trả không?
Theo khoản 1 Điều 6 Thông tư 48/2019/TT-BTC quy định như sau:
Dự phòng nợ phải thu khó đòi
1. Đối tượng lập dự phòng là các khoản nợ phải thu (bao gồm cả các khoản doanh nghiệp đang cho vay và khoản trái phiếu chưa đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán mà doanh nghiệp đang sở hữu) đã quá hạn thanh toán và các khoản nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng có khả năng doanh nghiệp không thu hồi được đúng hạn, đồng thời đảm bảo điều kiện sau:
a) Phải có chứng từ gốc chứng minh số tiền đối tượng nợ chưa trả, bao gồm:
- Một trong số các chứng từ gốc sau: Hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, cam kết nợ;
- Bản thanh lý hợp đồng (nếu có);
- Đối chiếu công nợ; trường hợp không có đối chiếu công nợ thì phải có văn bản đề nghị đối chiếu xác nhận công nợ hoặc văn bản đòi nợ do doanh nghiệp đã gửi (có dấu bưu điện hoặc xác nhận của đơn vị chuyển phát);
- Bảng kê công nợ;
- Các chứng từ khác có liên quan (nếu có).
Như vậy, đối chiếu công nợ là một trong những chứng từ gốc chứng minh số tiền đối tượng nợ chưa trả phải có.
Mức trích lập đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán là bao nhiêu?
Theo khoản 2 Điều 6 Thông tư 48/2019/TT-BTC quy định mức trích lập như sau:
Đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán, mức trích lập dự phòng như sau:
- 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 6 tháng đến dưới 1 năm.
- 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm.
- 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm.
- 100% giá trị đối với khoản nợ phải thu từ 3 năm trở lên.
Ngoài ra, đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn thông và doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ hàng hóa, khoản nợ phải thu cước dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin, truyền hình trả sau và khoản nợ phải thu do bán lẻ hàng hóa theo hình thức trả chậm/trả góp của các đối tượng nợ là cá nhân đã quá hạn thanh toán mức trích lập dự phòng như sau:
- 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 3 tháng đến dưới 6 tháng.
- 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 6 tháng đến dưới 9 tháng.
- 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 9 tháng đến dưới 12 tháng.
- 100% giá trị đối với khoản nợ phải thu từ 12 tháng trở lên.
Đối với các khoản nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng doanh nghiệp thu thập được các bằng chứng xác định tổ chức kinh tế đã phá sản, đã mở thủ tục phá sản, đã bỏ trốn khỏi địa điểm kinh doanh; đối tượng nợ đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử hoặc đang thi hành án hoặc đang mắc bệnh hiểm nghèo (có xác nhận của bệnh viện) hoặc đã chết hoặc khoản nợ đã được doanh nghiệp yêu cầu thi hành án nhưng không thể thực hiện được do đối tượng nợ bỏ trốn khỏi nơi cư trú; khoản nợ đã được doanh nghiệp khởi kiện đòi nợ nhưng bị đình chỉ giải quyết vụ án thì doanh nghiệp tự dự kiến mức tổn thất không thu hồi được (tối đa bằng giá trị khoản nợ đang theo dõi trên sổ kế toán) để trích lập dự phòng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?