Mẫu Công văn của tổ chức Công đoàn Việt Nam và hướng dẫn soạn thảo theo Quyết định 933? Khi nào sử dụng Công văn?
Mẫu Công văn của tổ chức Công đoàn Việt Nam theo Quyết định 933?
Mẫu Công văn của tổ chức Công đoàn Việt Nam là Mẫu 1.6 Phụ lục III ban hành kèm theo Quyết định 933/QĐ-TLĐ năm 2024:
Tải về Mẫu Công văn của tổ chức Công đoàn Việt Nam theo Quyết định 933
Hướng dẫn soạn thảo Mẫu Công văn của tổ chức Công đoàn Việt Nam theo Quyết định 933?
Hướng dẫn soạn thảo Mẫu Công văn của tổ chức Công đoàn Việt Nam - Mẫu 1.6 Phụ lục III ban hành kèm theo Quyết định 933/QĐ-TLĐ năm 2024:
Chú thích 1. Tên cơ quan, đơn vị chủ quản trực tiếp (nếu có).
Chú thích 2. Tên cơ quan, đơn vị hoặc chức danh nhà nước ban hành công văn.
Chú thích 3. Chữ viết tắt tên cơ quan, đơn vị hoặc chức danh nhà nước ban hành công văn.
Chú thích 4. Chữ viết tắt tên đơn vị soạn thảo công văn.
Chú thích 5. Địa danh.
Chú thích 6. Trích yếu nội dung công văn.
Chú thích 7. Nội dung công văn.
Chú thích 8. Chữ viết tắt tên đơn vị soạn thảo và số lượng bản lưu (nếu cần).
Chú thích 9. Ký hiệu người soạn thảo văn bản và số lượng bản phát hành (nếu cần).
Chú thích 10. Địa chỉ cơ quan, tổ chức; thư điện tử; trang thông tin điện tử; số điện thoại; số Fax (nếu cần).
>>> Xem thêm:
STT | Phụ lục kèm QĐ933 | Tải về |
1 | THỂ THỨC, KỸ THUẬT TRÌNH BÀY VĂN BẢN VÀ BẢN SAO VĂN BẢN | |
2 | VIẾT HOA TRONG VĂN BẢN | |
3 | CHỮ VIẾT TẮT TÊN LOẠI, MẪU TRÌNH BÀY VĂN BẢN VÀ BẢN SAO VĂN BẢN | |
4 | THỂ THỨC, KỸ THUẬT TRÌNH BÀY VĂN BẢN ĐẠI HỘI CÔNG ĐOÀN CÁC CẤP |
Mẫu Công văn của tổ chức Công đoàn Việt Nam và hướng dẫn soạn thảo theo Quyết định 933? Khi nào sử dụng Công văn? (Hình từ Internet)
Khi nào tổ chức Công đoàn Việt Nam sử dụng Công văn?
Căn cứ tại Điều 8 Quy định về thể loại, thẩm quyền ban hành, thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản của tổ chức Công đoàn Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 933/QĐ-TLĐ năm 2024 thì:
Tổ chức Công đoàn Việt Nam sử dụng Công văn khi dùng để truyền đạt, trao đổi các công việc cụ thể trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các cấp công đoàn.
Ngoài ra Công văn đã phân tích ở trên thì các thể loại văn bản của tổ chức Công đoàn Việt Nam bao gồm:
(1) Điều lệ Công đoàn Việt Nam
Điều lệ Công đoàn Việt Nam là văn bản xác định tôn chỉ, mục đích, các nguyên tắc về tổ chức và hoạt động, cơ cấu tổ chức bộ máy của tổ chức Công đoàn Việt Nam, quy định trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền hạn của đoàn viên, cán bộ và các cấp công đoàn.
(2) Chiến lược
Chiến lược là văn bản trình bày quan điểm, phương châm, mục tiêu chủ yếu và các giải pháp có tính toàn cục về phát triển một hoặc một số lĩnh vực trong một giai đoạn nhất định.
(3) Nghị quyết
Nghị quyết là văn bản ghi lại các quyết định được thông qua ở đại hội, hội nghị cơ quan lãnh đạo công đoàn các cấp, hội nghị đoàn viên về đường lối, chủ trương, chính sách, kế hoạch hoặc các vấn đề cụ thể.
(4) Quyết định
Quyết định là văn bản dùng để ban hành hoặc bãi bỏ các quy chế, quy định, quyết định cụ thể về chủ trương, chính sách, tổ chức bộ máy, nhân sự thuộc phạm vi quyền hạn của công đoàn các cấp.
(5) Chỉ thị
Chỉ thị là văn bản dùng để chỉ đạo công đoàn cấp dưới thực hiện các chủ trương, chính sách hoặc một số nhiệm vụ cụ thể.
(6) Kết luận
Kết luận là văn bản ghi lại ý kiến chính thức của cơ quan lãnh đạo công đoàn các cấp về những vấn đề nhất định hoặc về chủ trương, biện pháp xử lý công việc cụ thể.
(7) Quy chế
Quy chế là văn bản xác định nguyên tắc, trách nhiệm, quyền hạn, chế độ và lề lối làm việc của công đoàn các cấp.
(8) Quy định
Quy định là văn bản xác định các nguyên tắc, tiêu chuẩn, thủ tục và chế độ cụ thể về một lĩnh vực công tác nhất định của công đoàn các cấp.
(9) Hướng dẫn
Hướng dẫn là văn bản giải thích, chỉ dẫn cụ thể việc tổ chức thực hiện văn bản của công đoàn cấp trên.
(10) Thông báo
Thông báo là văn bản dùng để thông tin về một vấn đề, một sự việc cụ thể để các cơ quan, cá nhân có liên quan biết hoặc thực hiện.
(11) Thông cáo
Thông cáo là văn bản dùng để công bố về một sự kiện, sự việc quan trọng.
(12) Tuyên bố
Tuyên bố là văn bản dùng để chính thức công bố lập trường, quan điểm thái độ của tổ chức công đoàn về một sự kiện, sự việc quan trọng.
(13) Lời kêu gọi
Lời kêu gọi là văn bản dùng để yêu cầu hoặc động viên mọi người thực hiện một nhiệm vụ hoặc hưởng ứng một chủ trương có ý nghĩa chính trị.
(14) Báo cáo
Báo cáo là văn bản dùng để tường trình về tình hình hoạt động của một cấp công đoàn hoặc về một đề án, một vấn đề, sự việc nhất định.
(15) Kế hoạch
Kế hoạch là văn bản dùng để xác định mục đích, yêu cầu, chỉ tiêu của nhiệm vụ cần hoàn thành trong khoảng thời gian nhất định và các biện pháp về tổ chức, nhân sự, cơ sở vật chất cần thiết để thực hiện nhiệm vụ đó.
(16) Quy hoạch
Quy hoạch là văn bản xác định mục tiêu và các phương án, giải pháp lớn cho một vấn đề, một lĩnh vực cần thực hiện trong thời gian tương đối dài, nhiều năm.
(17) Chương trình
Chương trình là văn bản dùng để trình bày, sắp xếp toàn bộ những việc cần làm đối với một lĩnh vực công tác hoặc tất cả các mặt công tác của các cấp công đoàn theo một trình tự nhất định, trong một thời gian cụ thể.
(18) Đề án
Đề án là văn bản dùng để trình bày có hệ thống về một kế hoạch, giải pháp giải quyết một nhiệm vụ, một vấn đề nhất định để cấp có thẩm quyền phê duyệt.
(19) Phương án
Phương án là văn bản trình bày các cách thức hành động tối ưu để thực hiện nhiệm vụ công tác nhất định của các cấp công đoàn
(20) Tờ trình
Tờ trình là văn bản dùng để thuyết trình tổng quát về một đề án, một vấn đề, một dự thảo văn bản để cấp trên xem xét, quyết định.
(21) Biên bản
Biên bản là văn bản ghi chép nội dung, diễn biến, ý kiến phát biểu và ý kiến kết luận của đại hội và các hội nghị của cơ quan công đoàn các cấp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân có quyền có chỗ ở và quyền sở hữu nhà ở thông qua đâu? Nhà ở thuộc sở hữu hợp pháp của cá nhân có bị quốc hữu hóa không?
- Quỹ Công đoàn có chi hỗ trợ người lao động tham gia các hoạt động thể dục, thể thao do doanh nghiệp tổ chức không?
- Biệt thự công vụ có bao nhiêu tầng? Diện tích đất xây dựng biệt thự công vụ? Trang thiết bị nội thất gắn liền với biệt thự công vụ gồm những gì?
- Quyền của tổ chức đối với cuộc biểu diễn là quyền liên quan đến quyền tác giả đúng không? Cuộc biểu diễn nào được bảo hộ quyền liên quan?
- Thanh tra chuyên ngành là gì? Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành có bắt buộc phải là công chức không?