Mẫu cách tính mức trợ cấp gạo bảo vệ và phát triển rừng là mẫu nào? Hộ gia đình nghèo có được hưởng trợ cấp gạo không?

Mẫu cách tính mức trợ cấp gạo bảo vệ và phát triển rừng là mẫu nào? Hộ gia đình nghèo tại xã khu vực 2 và 3 thực hiện bảo vệ rừng thì có được hưởng trợ cấp gạo không? Mức gạo trợ cấp cho hộ gia đình nghèo tại xã khu vực 2 và 3 thực hiện bảo vệ rừng là bao nhiêu?

Mẫu cách tính mức trợ cấp gạo bảo vệ và phát triển rừng là mẫu nào?

Mẫu cách tính mức trợ cấp gạo bảo vệ và phát triển rừng là mẫu số 08 được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 58/2024/NĐ-CP như sau:

cách tính mức trợ cấp gạo

Tải về Mẫu cách tính mức trợ cấp gạo bảo vệ và phát triển rừng.

trợ cấp gạo

Mẫu cách tính mức trợ cấp gạo bảo vệ và phát triển rừng là mẫu nào? Hộ gia đình nghèo có được hưởng trợ cấp gạo không? (Hình từ Internet)

Hộ gia đình nghèo tại xã khu vực 2 và 3 thực hiện bảo vệ rừng thì có được hưởng trợ cấp gạo không?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 21 Nghị định 58/2024/NĐ-CP quy định về trợ cấp gạo bảo vệ và phát triển rừng như sau:

Trợ cấp gạo bảo vệ và phát triển rừng
1. Đối tượng và nội dung trợ cấp: hộ gia đình nghèo, hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số tại xã khu vực II và III thực hiện bảo vệ rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh có trồng bổ sung, trồng rừng phòng hộ, trồng rừng sản xuất và phát triển lâm sản ngoài gỗ, trồng rừng để thay đổi tập quán du canh du cư, thực hiện trồng rừng thay thế nương rẫy và đối tượng khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
...

Như vậy, hộ gia đình nghèo tại xã khu vực 2 và 3 thực hiện bảo vệ rừng sẽ thuộc đối tượng được trợ cấp gạo do Thủ tướng Chính phủ quy định.

Mức gạo trợ cấp cho hộ gia đình nghèo tại xã khu vực 2 và 3 thực hiện bảo vệ rừng là bao nhiêu?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 21 Nghị định 58/2024/NĐ-CP quy định như sau:

Trợ cấp gạo bảo vệ và phát triển rừng
...
2. Mức trợ cấp: 15 kg gạo/khẩu/tháng trong thời gian chưa tự túc được lương thực. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đối tượng được trợ cấp, mức trợ cấp, hình thức trợ cấp cụ thể theo diện tích, số khẩu phù hợp với thực tế của địa phương và thời gian trợ cấp nhưng tối đa 7 năm, đảm bảo các nguyên tắc sau:
a) Mức trợ cấp gạo cho hộ gia đình thực hiện trồng rừng thay thế nương rẫy trong năm căn cứ vào diện tích trồng rừng thực tế và thời gian chưa tự túc được lương thực không quá 6 tháng nhưng tối đa không quá 450 kg/năm;
b) Mức gạo trợ cấp cho hộ gia đình thực hiện bảo vệ và phát triển rừng trong năm căn cứ vào diện tích thực hiện bảo vệ và phát triển rừng và trong thời gian chưa tự túc được lương thực không quá 4 tháng nhưng tối đa không quá 300 kg/năm;
c) Đối với hộ gia đình thực hiện tất cả hoạt động trồng rừng thay thế nương rẫy và hoạt động bảo vệ và phát triển rừng thì được hưởng theo mức trợ cấp cho hoạt động cao hơn;
d) Cách tính mức trợ cấp gạo cụ thể theo Mẫu số 08 Phụ lục kèm theo Nghị định này.
3. Điều kiện được trợ cấp gạo:
Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này được trợ cấp gạo bảo vệ và phát triển rừng, phải đảm bảo một trong các điều kiện sau:
a) Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc quyết định giao đất, cho thuê đất của cấp có thẩm quyền hoặc đã sử dụng đất ổn định theo quy định của pháp luật về đất đai, không có tranh chấp; thực hiện bảo vệ rừng theo quy định tại các Điều 5, 9 và 12; khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung theo quy định tại các Điều 6, 10 và 13; trồng rừng phòng hộ theo quy định tại Điều 11 và trồng rừng sản xuất và phát triển lâm sản ngoài gỗ theo quy định tại Điều 14 Nghị định này, hằng năm được cấp có thẩm quyền nghiệm thu kết quả thực hiện;
b) Có hợp đồng khoán bảo vệ rừng theo quy định tại khoản 5 Điều 19; thực hiện khoán bảo vệ rừng theo quy định tại Điều 19 Nghị định này, hằng năm được cấp có thẩm quyền nghiệm thu kết quả thực hiện.
4. Loại gạo trợ cấp theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về gạo dự trữ quốc gia hiện hành.
...

Như vậy, mức trợ cấp đối với hộ gia đình nghèo tại xã khu vực II và III thực hiện bảo vệ rừng như sau:

- 15 kg gạo/khẩu/tháng trong thời gian chưa tự túc được lương thực.

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đối tượng được trợ cấp, mức trợ cấp, hình thức trợ cấp cụ thể theo diện tích, số khẩu phù hợp với thực tế của địa phương và thời gian trợ cấp nhưng tối đa 7 năm, đảm bảo các nguyên tắc sau:

+ Mức trợ cấp gạo cho hộ gia đình thực hiện trồng rừng thay thế nương rẫy trong năm căn cứ vào diện tích trồng rừng thực tế và thời gian chưa tự túc được lương thực không quá 6 tháng nhưng tối đa không quá 450 kg/năm;

+ Mức gạo trợ cấp cho hộ gia đình thực hiện bảo vệ và phát triển rừng trong năm căn cứ vào diện tích thực hiện bảo vệ và phát triển rừng và trong thời gian chưa tự túc được lương thực không quá 4 tháng nhưng tối đa không quá 300 kg/năm;

+ Đối với hộ gia đình thực hiện tất cả hoạt động trồng rừng thay thế nương rẫy và hoạt động bảo vệ và phát triển rừng thì được hưởng theo mức trợ cấp cho hoạt động cao hơn.

+ Cách tính mức trợ cấp gạo cụ thể theo Mẫu số 08 Phụ lục kèm theo Nghị định 58/2024/NĐ-CP. Tải về

Trợ cấp gạo
Bảo vệ và phát triển rừng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mẫu cách tính mức trợ cấp gạo bảo vệ và phát triển rừng là mẫu nào? Hộ gia đình nghèo có được hưởng trợ cấp gạo không?
Pháp luật
Đối tượng được nhận mức trợ cấp gạo bảo vệ và phát triển rừng từ ngày 15/7/2024? Điều kiện được nhận trợ cấp ra sao?
Pháp luật
Từ ngày 15/7/2024 mức trợ cấp gạo bảo vệ và phát triển rừng là bao nhiêu? Cách tính mức trợ cấp gạo như thế nào?
Pháp luật
Đối tượng và tiêu chí được trợ cấp gạo bảo vệ rừng theo Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025?
Pháp luật
Hộ gia đình nghèo tham gia trồng rừng phòng hộ có được trợ cấp gạo trồng rừng thay thế nương rẫy hay không?
Pháp luật
Những kết cấu hạ tầng nào được xây dựng nhằm phục vụ công tác phát triển rừng? Chủ rừng có trách nhiệm tham gia phát triển rừng hay không?
Pháp luật
Công trình cơ sở kỹ thuật phục vụ công tác bảo vệ và phát triển rừng là những công trình nào? Đơn vị sự nghiệp là chủ rừng có các quyền gì?
Pháp luật
Hoạt động bảo vệ và phát triển rừng có được hỗ trợ gì hay không? Các chính sách hỗ trợ các tổ quản lý bảo vệ rừng tại địa phương ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Trợ cấp gạo
29 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Trợ cấp gạo Bảo vệ và phát triển rừng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Trợ cấp gạo Xem toàn bộ văn bản về Bảo vệ và phát triển rừng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào