Mẫu biên bản trao quyết định giải quyết bồi thường Nhà nước mới nhất? Quyết định giải quyết bồi thường Nhà nước có hiệu lực từ khi nào?
Mẫu biên bản trao quyết định giải quyết bồi thường Nhà nước mới nhất?
Căn cứ theo Mẫu 10/BTNN ban hành kèm theo Thông tư 04/2018/TT-BTP quy định về biên bản trao quyết định giải quyết bồi thường Nhà nước như sau:
Tải mẫu biên bản trao quyết định giải quyết bồi thường Nhà nước mới nhất tại đây.
Hướng dẫn sử dụng Mẫu 10/BTNN:
(1) Ghi địa điểm theo địa điểm trong Biên bản kết quả thương lượng.
(2) Ghi theo một trong hai trường hợp sau:
- Trường hợp người yêu cầu bồi thường nhận quyết định giải quyết bồi thường thì ghi:
“……..(tên cơ quan giải quyết bồi thường)…..trao Quyết định giải quyết bồi thường số..…….ngày ...........của............cho Ông/Bà…(tên người yêu cầu bồi thường)………. trước sự chứng kiến của những người có mặt tại buổi thương lượng.”
- Trường hợp người yêu cầu bồi thường không nhận quyết định giải quyết bồi thường thì ghi:
“……..(tên cơ quan giải quyết bồi thường)….đã trao Quyết định giải quyết bồi thường số..…….ngày ...........của............nhưng Ông/Bà…(tên người yêu cầu bồi thường)…đã từ chối nhận quyết định giải quyết bồi thường trước sự chứng kiến của những người có mặt tại buổi thương lượng.
Hết thời hạn 30 ngày kể từ ngày có biên bản về việc không nhận quyết định giải quyết bồi thường quy định tại khoản 1 Điều 47 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước mà Ông/Bà không nhận quyết định giải quyết bồi thường,……..(tên cơ quan giải quyết bồi thường)… sẽ ra quyết định đình chỉ giải quyết bồi thường theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 51 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
Sau khi có quyết định đình chỉ giải quyết bồi thường, Ông/Bà không có quyền yêu cầu …..(tên cơ quan giải quyết bồi thường)… giải quyết lại yêu cầu bồi thường hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết bồi thường theo quy định tại Điều 52 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.”
Quyết định giải quyết bồi thường Nhà nước (Hình từ Internet)
Trường hợp thương lượng không thành thì cơ quan giải quyết bồi thường có được ra quyết định giải quyết bồi thường Nhà nước không?
Căn cứ theo khoản 8 Điều 46 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 quy định như sau:
Thương lượng việc bồi thường
...
8. Trường hợp thương lượng thành thì Thủ trưởng cơ quan giải quyết bồi thường ra quyết định giải quyết bồi thường theo quy định tại khoản 1 Điều 47 của Luật này.
Trường hợp thương lượng không thành thì người yêu cầu bồi thường có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết yêu cầu bồi thường theo quy định tại khoản 2 Điều 52 của Luật này.
...
Như vậy, thủ trưởng cơ quan giải quyết bồi thường chỉ ra quyết định giải quyết bồi thường nếu thương lượng thành.
Còn trường hợp thương lượng không thành thì cơ quan sẽ không được ra quyết định giải quyết yêu cầu bồi thường Nhà nước và người yêu cầu bồi thường có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết yêu cầu bồi thường theo quy định tại khoản 2 Điều 52 của Luật này.
Quyết định giải quyết bồi thường Nhà nước có hiệu lực từ khi nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 47 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 quy định như sau:
Quyết định giải quyết bồi thường
1. Ngay sau khi có biên bản kết quả thương lượng thành, Thủ trưởng cơ quan giải quyết bồi thường ra quyết định giải quyết bồi thường và trao cho người yêu cầu bồi thường tại buổi thương lượng.
Trường hợp người yêu cầu bồi thường không nhận quyết định giải quyết bồi thường thì người giải quyết bồi thường lập biên bản về việc không nhận quyết định. Biên bản phải có chữ ký của đại diện các cơ quan tham gia thương lượng. Biên bản phải nêu rõ hậu quả pháp lý của việc không nhận quyết định giải quyết bồi thường theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 51 của Luật này. Cơ quan giải quyết bồi thường phải gửi cho người yêu cầu bồi thường trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày lập biên bản.
2. Quyết định giải quyết bồi thường có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày trao cho người yêu cầu bồi thường. Quyết định giải quyết bồi thường có các nội dung chính sau đây:
a) Họ, tên, địa chỉ của người yêu cầu bồi thường;
b) Căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước;
c) Các nội dung quy định tại khoản 5 Điều 46 của Luật này;
d) Số tiền đã tạm ứng theo quy định tại Điều 44 của Luật này (nếu có).
Theo đó, quyết định giải quyết bồi thường Nhà nước có hiệu lực từ sau 15 ngày kể từ ngày trao cho người yêu cầu bồi thường.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Kế hoạch theo Nghị định 30? Cách ghi Mẫu Kế hoạch theo Nghị định 30? Tải về file word Mẫu Kế hoạch?
- Mẫu giấy giới thiệu theo Nghị định 30? Hướng dẫn cách ghi Mẫu giấy giới thiệu theo Nghị định 30?
- Mẫu Nghị quyết theo Nghị định 30? Hướng dẫn soạn thảo Mẫu Nghị quyết theo Nghị định 30 chi tiết?
- Mẫu Quyết định khen thưởng tập thể cuối năm? Tải về Mẫu Quyết định khen thưởng tập thể cuối năm mới nhất?
- Quy chế Lương là gì? Mẫu Quy chế Lương của công ty? Thẩm quyền ban hành Quy chế Lương của công ty?