Hồ sơ yêu cầu bồi thường theo trách nhiệm bồi thường của Nhà nước bao gồm những tài liệu, giấy tờ gì?
- Thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra được xác định là trách nhiệm bồi thường của Nhà nước phải không?
- Hồ sơ yêu cầu bồi thường theo trách nhiệm bồi thường của Nhà nước bao gồm những tài liệu, giấy tờ gì?
- Tiếp nhận và xử lý hồ sơ yêu cầu bồi thường theo trách nhiệm bồi thường của Nhà nước thực hiện theo quy trình mấy bước?
Thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra được xác định là trách nhiệm bồi thường của Nhà nước phải không?
Căn cứ quy định tại Điều 2 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017:
Đối tượng được bồi thường
Cá nhân, tổ chức bị thiệt hại về vật chất, thiệt hại về tinh thần do người thi hành công vụ gây ra thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước được quy định tại Luật này.
Theo đó thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra phải được bồi thường theo quy định và được xác định là trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
Hồ sơ yêu cầu bồi thường theo trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (Hình từ Internet)
Hồ sơ yêu cầu bồi thường theo trách nhiệm bồi thường của Nhà nước bao gồm những tài liệu, giấy tờ gì?
Căn cứ theo Điều 41 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 quy định:
(1) Trường hợp người bị thiệt hại trực tiếp yêu cầu bồi thường thì hồ sơ yêu cầu bồi thường (sau đây gọi là hồ sơ) bao gồm:
- Văn bản yêu cầu bồi thường;
- Văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường, trừ trường hợp người bị thiệt hại không được gửi hoặc không thể có văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường;
- Giấy tờ chứng minh nhân thân của người bị thiệt hại;
- Tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc yêu cầu bồi thường (nếu có).
(2) Trường hợp người yêu cầu bồi thường là người thừa kế (nếu có nhiều người thừa kế thì những người thừa kế đó phải cử ra một người đại diện) hoặc là người đại diện của người bị thiệt hại thì ngoài các tài liệu quy định trên (trừ giấy tờ chứng minh nhân thân của người bị thiệt hại) thì hồ sơ còn phải có các tài liệu sau đây:
- Giấy tờ chứng minh nhân thân của người thừa kế, người đại diện của người bị thiệt hại;
- Văn bản ủy quyền hợp pháp trong trường hợp đại diện theo ủy quyền;
- Trường hợp người bị thiệt hại chết mà có di chúc thì người yêu cầu bồi thường phải cung cấp di chúc, trường hợp không có di chúc thì phải có văn bản hợp pháp về quyền thừa kế.
(3) Văn bản yêu cầu bồi thường phải có nội dung chính sau đây:
- Họ, tên, địa chỉ, số điện thoại liên lạc (nếu có) của người yêu cầu bồi thường;
- Ngày, tháng, năm làm văn bản yêu cầu bồi thường;
- Hành vi gây thiệt hại của người thi hành công vụ;
- Mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại thực tế xảy ra và hành vi gây thiệt hại của người thi hành công vụ;
- Thiệt hại, cách tính và mức yêu cầu bồi thường;
- Đề nghị tạm ứng kinh phí bồi thường (nếu có);
- Đề nghị cơ quan giải quyết bồi thường thu thập văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường nhưng phải nêu rõ tên văn bản và địa chỉ thu thập văn bản đó trong trường hợp người yêu cầu bồi thường không có khả năng thu thập văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường;
- Yêu cầu phục hồi danh dự (nếu có);
- Yêu cầu khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp khác (nếu có).
Trường hợp người bị thiệt hại chỉ yêu cầu phục hồi danh dự thì văn bản yêu cầu bồi thường không cần có nội dung về thiệt hại, cách tính, mức yêu cầu bồi thường và đề nghị tạm ứng kinh phí bồi thường.
(4) Người yêu cầu bồi thường nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính tới cơ quan giải quyết bồi thường.
- Trường hợp chưa xác định ngay được cơ quan giải quyết bồi thường, người yêu cầu bồi thường nộp hồ sơ đến Sở Tư pháp nơi người bị thiệt hại cư trú hoặc có trụ sở. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, Sở Tư pháp có trách nhiệm xác định cơ quan giải quyết bồi thường, chuyển hồ sơ đến cơ quan giải quyết bồi thường và thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu bồi thường.
(5) Ngoài ra, trường hợp người yêu cầu bồi thường trực tiếp nộp hồ sơ thì các giấy tờ, tài liệu và chứng cứ là bản sao nhưng phải có bản chính để đối chiếu; trường hợp người yêu cầu bồi thường gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính thì các giấy tờ, tài liệu và chứng cứ là bản sao có chứng thực theo quy định của pháp luật về chứng thực.
Theo đó hồ sơ yêu cầu bồi thường theo trách nhiệm bồi thường của Nhà nước bao gồm những tài liệu nêu trên.
Tiếp nhận và xử lý hồ sơ yêu cầu bồi thường theo trách nhiệm bồi thường của Nhà nước thực hiện theo quy trình mấy bước?
Tại Điều 42 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 quy định về các bước thực hiện tiếp nhận và xử lý hồ sơ:
Bước 1. Cơ quan giải quyết bồi thường tiếp nhận hồ sơ, ghi vào sổ nhận hồ sơ và cấp giấy xác nhận đã nhận hồ sơ cho người yêu cầu bồi thường trong trường hợp người yêu cầu bồi thường nộp hồ sơ trực tiếp.
Trường hợp hồ sơ được gửi qua dịch vụ bưu chính thì trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan giải quyết bồi thường phải thông báo bằng văn bản về việc nhận hồ sơ cho người yêu cầu bồi thường.
Bước 2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Thủ trưởng cơ quan giải quyết bồi thường thực hiện các việc sau đây:
- Yêu cầu người yêu cầu bồi thường bổ sung hồ sơ trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ;
- Yêu cầu cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền cung cấp văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường trong trường hợp người yêu cầu bồi thường đề nghị cơ quan giải quyết bồi thường thu thập văn bản đó hoặc làm rõ nội dung văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường trong trường hợp nội dung của văn bản đó không rõ ràng.
Bước 3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu của Thủ trưởng cơ quan giải quyết bồi thường, người yêu cầu bồi thường phải bổ sung hồ sơ, cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền phải cung cấp văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường hoặc làm rõ nội dung văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường.
Khoảng thời gian có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan theo quy định của Bộ luật Dân sự không tính vào thời hạn quy định tại khoản này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiêu chí phân loại vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập là gì? Việc điều chỉnh vị trí việc làm thực hiện như thế nào?
- Người bị dẫn độ tạm thời có phải trả lại ngay cho Việt Nam sau khi quá trình tố tụng hình sự nước yêu cầu kết thúc không?
- Mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THCS mới nhất? Tải về mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 trường THCS ở đâu?
- Rủi ro tín dụng của tổ chức tín dụng phi ngân hàng gồm các loại rủi ro nào? Thời hạn báo cáo nội bộ về rủi ro tín dụng?
- Nhiệm vụ, giải pháp trong Đề án Truyền thông phòng chống tác hại của rượu bia đến năm 2030 như nào?