Mẫu biên bản bàn giao công tác Đảng của Bí thư Đảng ủy cơ sở? Tải về biên bản bàn giao công tác Đảng mới nhất?
Mẫu biên bản bàn giao công tác Đảng của Bí thư Đảng ủy cơ sở? Tải về biên bản bàn giao công tác Đảng mới nhất?
Biên bản bàn giao công tác Đảng là một tài liệu chính thức được lập để ghi nhận quá trình chuyển giao nhiệm vụ, trách nhiệm, tài liệu, thông tin và các nguồn lực khác liên quan đến công tác Đảng từ một cán bộ, đảng viên này sang một cán bộ, đảng viên khác. Biên bản này đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự liên tục và hiệu quả trong công tác Đảng.
Hiện tại, không có văn bản nào quy định cụ thể Mẫu biên bản bàn giao công tác Đảng của Bí thư Đảng ủy cơ sở, do đó có thể tham khảo mẫu dưới đây:
TẢI VỀ Mẫu biên bản bàn giao công tác Đảng của Bí thư Đảng ủy cơ sở
>> Kế hoạch tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Đảng cuối năm?
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
Mẫu biên bản bàn giao công tác Đảng của Bí thư Đảng ủy cơ sở? Tải về biên bản bàn giao công tác Đảng mới nhất? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có nhiệm vụ đảm nhiệm công tác đảng, công tác chính trị trong toàn quân?
Căn cứ Điều 26 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 có quy định như sau:
Điều 26.
1. Quân uỷ Trung ương do Bộ Chính trị chỉ định, gồm một số Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương công tác trong Quân đội và một số Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương công tác ngoài Quân đội, đặt dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương mà thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Đồng chí Tổng Bí thư là Bí thư Quân uỷ Trung ương.
2. Quân uỷ Trung ương nghiên cứu đề xuất để Ban Chấp hành Trung ương quyết định những vấn đề về đường lối, nhiệm vụ quân sự và quốc phòng; lãnh đạo mọi mặt trong Quân đội.
3. Tổng cục Chính trị đảm nhiệm công tác đảng, công tác chính trị trong toàn quân, hoạt động dưới sự lãnh đạo của Ban Bí thư và trực tiếp, thường xuyên của Quân uỷ Trung ương. Ở mỗi cấp có cơ quan chính trị và cán bộ chính trị đảm nhiệm công tác đảng, công tác chính trị dưới sự lãnh đạo của cấp uỷ đảng cùng cấp và sự chỉ đạo của cơ quan chính trị cấp trên.
Theo đó, Tổng cục Chính trị có nhiệm vụ đảm nhiệm công tác đảng, công tác chính trị trong toàn quân, hoạt động dưới sự lãnh đạo của Ban Bí thư và trực tiếp, thường xuyên của Quân uỷ Trung ương.
Ở mỗi cấp có cơ quan chính trị và cán bộ chính trị đảm nhiệm công tác đảng, công tác chính trị dưới sự lãnh đạo của cấp uỷ đảng cùng cấp và sự chỉ đạo của cơ quan chính trị cấp trên.
Ngoài ra, Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân có nhiệm vụ đảm nhiệm công tác đảng, công tác chính trị và công tác quần chúng trong các đơn vị thuộc đảng bộ công an, hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng uỷ Công an Trung ương; phối hợp với cấp uỷ địa phương chỉ đạo công tác đảng, công tác chính trị và công tác quần chúng trong lực lượng công an địa phương.
Cơ quan xây dựng lực lượng công an mỗi cấp đảm nhiệm công tác đảng, công tác chính trị, công tác quần chúng trong đảng bộ, hoạt động dưới sự lãnh đạo của cấp uỷ đảng cùng cấp và sự chỉ đạo của cơ quan xây dựng lực lượng cấp trên.
(Theo Điều 28 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011)
Tiêu chuẩn đối với chức vụ Bí thư Đảng ủy cấp xã?
Tiêu chuẩn đối với chức vụ Bí thư Đảng ủy cấp xã được quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 33/2023/NĐ-CP như sau:
Tiêu chuẩn của từng chức vụ cán bộ cấp xã
1. Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy:
a) Độ tuổi: Khi tham gia giữ chức vụ lần đầu phải đủ tuổi công tác ít nhất trọn 01 nhiệm kỳ (60 tháng), trường hợp đặc biệt theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ;
b) Trình độ giáo dục phổ thông: Tốt nghiệp trung học phổ thông;
c) Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Tốt nghiệp đại học trở lên. Trường hợp Điều lệ Đảng có quy định khác với quy định tại Nghị định này thì thực hiện theo quy định của Điều lệ Đảng;
d) Trình độ lý luận chính trị: Tốt nghiệp trung cấp hoặc tương đương trở lên. Trường hợp Điều lệ Đảng có quy định khác với quy định tại Nghị định này thì thực hiện theo quy định của Điều lệ Đảng;
đ) Các tiêu chuẩn khác theo quy định của Đảng và cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ.
...
Theo đó, Bí thư Đảng ủy cấp xã cần đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:
(1) Độ tuổi: Khi tham gia giữ chức vụ lần đầu phải đủ tuổi công tác ít nhất trọn 01 nhiệm kỳ (60 tháng), trường hợp đặc biệt theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ;
(2) Trình độ giáo dục phổ thông: Tốt nghiệp trung học phổ thông;
(3) Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Tốt nghiệp đại học trở lên. Trường hợp Điều lệ Đảng có quy định khác với quy định tại Nghị định 33/2023/NĐ-CP này thì thực hiện theo quy định của Điều lệ Đảng;
(4) Trình độ lý luận chính trị: Tốt nghiệp trung cấp hoặc tương đương trở lên. Trường hợp Điều lệ Đảng có quy định khác với quy định tại Nghị định này thì thực hiện theo quy định của Điều lệ Đảng;
(5) Các tiêu chuẩn khác theo quy định của Đảng và cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Thông báo hàng hóa không phù hợp với hợp đồng mua bán? Trách nhiệm đối với hàng hoá không phù hợp với hợp đồng của bên bán?
- Mẫu Giấy đề nghị thanh toán làm thêm giờ dành cho người lao động? Tiền lương làm thêm giờ ít nhất vào ngày thường là bao nhiêu?
- Tái định cư tại chỗ là gì theo Nghị định 98? Chủ sở hữu căn hộ chung cư không có nhu cầu tái định cư tại chỗ thì thực hiện thế nào?
- Mức lệ phí cấp giấy phép lần đầu của tổ chức tín dụng phi ngân hàng theo Thông tư 57? Hồ sơ giấy tờ gồm những gì?
- Trạm giám sát biến đổi khí hậu là gì? Xây dựng, quản lý, khai thác trạm giám sát biến đổi khí hậu có phải là nội dung giám sát biến đổi khí hậu?