Mẫu bệnh phẩm bệnh truyền nhiễm được đóng gói bao nhiêu lớp? Ghi nhãn mẫu bệnh phẩm bệnh truyền nhiễm cần đảm bảo thông tin nào?
Yêu cầu đối với thu nhập mẫu bệnh phẩm bệnh truyền nhiễm là gì?
Mẫu bệnh phẩm bệnh truyền nhiễm được đóng gói bao nhiêu lớp? (Hình từ Internet)
Theo khoản 1 Điều 2 Thông tư 40/2018/TT-BYT quy định như sau:
1. Mẫu bệnh phẩm bao gồm các mẫu máu, huyết thanh, huyết tương, nước tiểu, phân, dịch tiết cơ thể người, các mẫu khác từ người có chứa chất lây nhiễm, các chủng vi sinh vật, mẫu có chứa vi sinh vật có khả năng gây bệnh cho người.
2. Chất lây nhiễm là chất có chứa hoặc có khả năng chứa vi sinh vật (bao gồm vi rút, vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm) và prion gây bệnh truyền nhiễm cho người bao gồm loại A và loại B.
3. Chất lây nhiễm loại A là chất khi phơi nhiễm trong quá trình vận chuyển có thể gây ra những bệnh lý đe dọa đến tính mạng, gây tử vong hoặc dị tật vĩnh viễn cho người theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Chất lây nhiễm loại B là chất lây nhiễm không thuộc danh mục chất lây nhiễm loại A quy định tại Khoản 3 Điều này.
Theo Điều 3 Thông tư 40/2018/TT-BYT quy định như sau:
Thu thập mẫu bệnh phẩm
1. Việc thu thập mẫu bệnh phẩm phải tuân thủ đúng quy trình chuyên môn kỹ thuật và tránh lây nhiễm cho người lấy mẫu, người được lấy mẫu, những người khác có liên quan, cộng đồng và môi trường.
2. Khi thu thập mẫu bệnh phẩm, người thu thập phải điền đầy đủ thông tin vào Phiếu thông tin gửi kèm bệnh phẩm theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này và gửi phiếu kèm theo mẫu bệnh phẩm.
Theo đó, việc thu thập mẫu bệnh phẩm phải tuân thủ đúng quy trình chuyên môn kỹ thuật và tránh lây nhiễm cho người lấy mẫu, người được lấy mẫu, những người khác có liên quan, cộng đồng và môi trường.
Khi thu thập mẫu bệnh phẩm, người thu thập phải điền đầy đủ thông tin vào Phiếu thông tin gửi kèm bệnh phẩm theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 31/2018/TT-BYT và gửi phiếu kèm theo mẫu bệnh phẩm.
Mẫu bệnh phẩm bệnh truyền nhiễm được đóng gói bao nhiêu lớp?
Theo Điều 4 Thông tư 40/2018/TT-BYT quy định như sau:
Bảo quản, đóng gói mẫu bệnh phẩm
1. Mẫu bệnh phẩm sau khi lấy, thu thập phải được bảo quản theo quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này trước khi vận chuyển tới cơ sở xét nghiệm.
2. Việc đóng gói đối với mẫu bệnh phẩm chứa, nghi ngờ chứa chất lây nhiễm loại A hoặc loại B theo quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
Theo đó, đối với mẫu bệnh phẩm chứa, nghi ngờ chứa chất lây nhiễm loại A hoặc loại B theo quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 40/2018/TT-BYT phải đảm bảo đóng gói 3 lớp, cụ thể:
(1) Lớp thứ nhất (ống đựng bệnh phẩm):
Phải đảm bảo kín, nắp lọ/ống phải được gắn chặt bằng băng dính, giấy parafin hoặc kẹp để chống rò rỉ, nếu ống đựng bệnh phẩm làm bằng thủy tinh thì phải có biện pháp đóng gói bổ sung để tránh vỡ;
(2) Lớp thứ hai (hộp, túi đựng ống bệnh phẩm):
- Phải bảo đảm không rò rỉ, không thấm nước; đảm bảo lớp thứ nhất không bị nghiêng đổ.
- Giữa lớp thứ nhất và lớp thứ hai phải có vật liệu mềm chống va đập, nếu mẫu bệnh phẩm là dung dịch thì phải bổ sung vật liệu thấm đủ để thấm hút dung dịch mẫu bệnh phẩm trong trường hợp đổ vỡ;
- Lớp thứ nhất hoặc lớp thứ hai phải chịu được nhiệt độ từ âm 40°C đến dương 55°C và có khả năng chịu áp lực từ 95 kPa trở lên;
(3) Lớp thứ ba (lớp ngoài cùng):
Làm bằng vật liệu cứng, kích thước bên ngoài tối thiểu mỗi chiều là 10 cm;
- Thùng hoặc hộp sử dụng để vận chuyển phải được làm từ vật liệu cứng đảm bảo chắc chắn, chống va đập, không rò rỉ (đối với bảo quản lạnh bằng đá ướt);
- Thùng hoặc hộp sử dụng để vận chuyển phải có lỗ thoát khí (đối với bảo quản lạnh bằng đá khô);
- Thùng hoặc hộp sử dụng để vận chuyển phải có khả năng chịu nhiệt độ thấp và giữ nguyên hình dạng khi bảo quản, vận chuyển (đối với bảo quản lạnh bằng nitơ lỏng).
- Giữa lớp thứ 2 và lớp ngoài cùng phải có túi kín chống thấm chứa danh sách mẫu, phiếu thông tin gửi kèm mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 40/2018/TT-BYT và quy trình xử lý sự cố tràn đổ quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 40/2018/TT-BYT.
Ghi nhãn mẫu bệnh phẩm bệnh truyền nhiễm cần đảm bảo thông tin nào?
Theo Điều 5 Thông tư 401/2018/TT-BYT quy định như sau:
Ghi nhãn mẫu bệnh phẩm
1. Nhãn trên mỗi ống nghiệm hoặc dụng cụ đựng mẫu bệnh phẩm gồm các thông tin sau:
a) Họ tên người được lấy mẫu hoặc mã số;
b) Loại bệnh phẩm (ví dụ: máu toàn phần, huyết thanh, huyết tương, nước tiểu, phân, dịch não tủy, hoặc loại bệnh phẩm khác);
c) Thời gian thu thập mẫu (bao gồm giờ, ngày, tháng, năm).
Trường hợp sử dụng phương pháp mã hóa thì phải bảo đảm đủ các nội dung thông tin quy định tại khoản này.
2. Nhãn ở lớp ngoài cùng gồm các thông tin sau:
a) Tên, số điện thoại và địa chỉ người gửi;
b) Số điện thoại của người chịu trách nhiệm (trong trường hợp gửi qua trung gian);
c) Tên, số điện thoại và địa chỉ cơ sở (đơn vị) tiếp nhận;
d) Mã số thích hợp theo quy định của Liên Hợp Quốc đối với vận chuyển quốc tế và nội địa;
đ) Nhiệt độ bảo quản yêu cầu;
e) Khi sử dụng đá khô hoặc ni tơ lỏng thì cần nêu tên chất làm lạnh, mã số theo quy định của Liên Hợp Quốc và trọng lượng tịnh;
g) Nhãn phân loại mẫu vận chuyển phù hợp với từng chất lây nhiễm theo quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.
Theo đó, cách ghi nhãn mẫu bệnh phẩm bệnh truyền nhiễm được quy định cụ thể trong 02 trường hợp sau đây bao gồm các thông tin:
(1) Nhãn trên mỗi ống nghiệm hoặc dụng cụ đựng mẫu bệnh phẩm:
- Họ tên người được lấy mẫu hoặc mã số;
- Loại bệnh phẩm (ví dụ: máu toàn phần, huyết thanh, huyết tương, nước tiểu, phân, dịch não tủy, hoặc loại bệnh phẩm khác);
- Thời gian thu thập mẫu (bao gồm giờ, ngày, tháng, năm).
Trường hợp sử dụng phương pháp mã hóa thì phải bảo đảm đủ các nội dung thông tin quy định tại khoản này.
(2) Nhãn ở lớp ngoài cùng:
- Tên, số điện thoại và địa chỉ người gửi;
- Số điện thoại của người chịu trách nhiệm (trong trường hợp gửi qua trung gian);
- Tên, số điện thoại và địa chỉ cơ sở (đơn vị) tiếp nhận;
- Mã số thích hợp theo quy định của Liên Hợp Quốc đối với vận chuyển quốc tế và nội địa;
- Nhiệt độ bảo quản yêu cầu;
- Khi sử dụng đá khô hoặc ni tơ lỏng thì cần nêu tên chất làm lạnh, mã số theo quy định của Liên Hợp Quốc và trọng lượng tịnh;
- Nhãn phân loại mẫu vận chuyển phù hợp với từng chất lây nhiễm theo quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư 40/2018/TT-BYT.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Việc chuyển đổi văn bản giấy thành thông điệp dữ liệu cần phải đáp ứng những điệu kiện như thế nào?
- Ngày 10 tháng 9 là ngày gì của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam? Ngày thành lập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam năm nay tổ chức hoạt động gì?
- Chưa được bố trí tái định cư thì người dân ở đâu? Bố trí tái định cư có phải hoàn thành trước khi có quyết định thu hồi đất không?
- Sinh viên khi đi khám bệnh xuất trình thẻ bảo hiểm y tế nhưng chưa có ảnh thì có được hưởng ưu đãi có trong bảo hiểm hay không?
- Chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội được đầu tư bằng nguồn tài chính công đoàn có được hưởng lợi nhuận định mức?