Mẫu báo cáo thành tích Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc 2024? File word mẫu báo cáo thế nào?
- Mẫu báo cáo thành tích Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc 2024? File word mẫu báo cáo thành tích Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc 2024 thế nào?
- Tổ chức Kỷ niệm Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc cần đáp ứng yêu cầu nào?
- Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc có phải ngày lễ lớn trong nước hay không?
Mẫu báo cáo thành tích Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc 2024? File word mẫu báo cáo thành tích Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc 2024 thế nào?
Dưới đây là mẫu báo cáo thành tích Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc 2024:
TẢI VỀ: Mẫu báo cáo thành tích Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc 2024 (dành cho tập thể).
Mẫu báo cáo thành tích Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc 2024? File word mẫu báo cáo thế nào? (Hình từ Internet)
Tổ chức Kỷ niệm Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc cần đáp ứng yêu cầu nào?
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 24/2024/TT-BCA quy định về tổ chức Kỷ niệm Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc như sau:
- Năm tròn
+ Tổ chức Lễ Ngày hội “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” và đón nhận các hình thức khen thưởng của Đảng, Nhà nước tặng lực lượng Công an nhân dân (nếu có);
+ Phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương biên soạn, phát hành hướng dẫn tuyên truyền, đề cương tuyên truyền;
+ Tổ chức Đại hội thi đua “Vì an ninh Tổ quốc”, Đại hội khỏe “Vì an ninh Tổ quốc”, “Hội thi Điều lệnh, quân sự, võ thuật”, “Hội diễn nghệ thuật chuyên nghiệp và quần chúng toàn lực lượng Công an nhân dân”;
+ Tổ chức trưng bày triển lãm, xuất bản các ấn phẩm; xây dựng, biểu diễn các chương trình nghệ thuật đặc biệt phục vụ cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân; mở các chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền sâu rộng về sự kiện;
+ Tổ chức các hoạt động dân vận, đền ơn, đáp nghĩa.
- Năm lẻ 5
+ Tổ chức các hoạt động kỷ niệm:
(i) Tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày hội “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” và đón nhận các hình thức khen thưởng của Đảng, Nhà nước tặng lực lượng Công an nhân dân (nếu có);
(ii) Tổ chức trưng bày triển lãm, xuất bản các ấn phẩm; xây dựng, biểu diễn các chương trình nghệ thuật đặc biệt phục vụ cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân; mở các chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền sâu rộng về sự kiện;
(iii) Tổ chức các hoạt động dân vận, đền ơn, đáp nghĩa.
+ Tổ chức gặp mặt kỷ niệm Ngày hội “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” và đón nhận các hình thức khen thưởng của Đảng, Nhà nước tặng lực lượng Công an nhân dân (nếu có). Tổ chức biên soạn, phát hành đề cương tuyên truyền.
- Năm khác
+ Bộ Công an tổ chức gặp mặt truyền thống các thế hệ cán bộ, lãnh đạo và đoàn viên thanh niên, hội viên phụ nữ, đoàn viên công đoàn tiêu biểu trong Công an nhân dân và đón nhận các hình thức khen thưởng (nếu có);
+ Công an đơn vị, địa phương tổ chức tuyên truyền về sự kiện, các hoạt động giáo dục truyền thống, cổ động trực quan, văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, tọa đàm;
+ Đẩy mạnh các hoạt động thi đua chào mừng; tổ chức các hoạt động về nguồn, đền ơn, đáp nghĩa.
- Thẩm quyền phê duyệt kế hoạch tổ chức kỷ niệm
+ Năm tròn và năm lẻ 5
Cục Công tác đảng và công tác chính trị chủ trì, phối hợp với các đơn vị, địa phương liên quan xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm báo cáo lãnh đạo Bộ Công an xem xét, quyết định.
Thủ trưởng Công an đơn vị, địa phương và tổ chức chính trị - xã hội căn cứ kế hoạch của Bộ Công an để xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm.
+ Năm khác
Cục Công tác đảng và công tác chính trị hướng dẫn tổ chức các hoạt động kỷ niệm.
Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc có phải ngày lễ lớn trong nước hay không?
Căn cứ theo Điều 6 Luật Công an nhân dân 2018 quy định như sau:
Ngày truyền thống của Công an nhân dân
Ngày 19 tháng 8 hằng năm là ngày truyền thống của Công an nhân dân và là ngày hội “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”.
Theo đó, ngày 19/8 hằng năm là ngày hội “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”.
Đồng thời, căn cứ theo Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định về các ngày lễ lớn như sau:
Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Theo đó, các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
- Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
- Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
- Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
- Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
- Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
- Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Như vậy, ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc ngày 19 tháng 8 năm 2024 không nằm trong các ngày lễ lớn của Việt Nam theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bên mời quan tâm tổ chức đánh giá hồ sơ đăng ký thực hiện dự án đầu tư kinh doanh của đối tượng nào?
- Tải mẫu bản cam kết không đi làm trễ? Có được xử lý kỷ luật người lao động đi làm trễ hay không?
- Nhà thầu chính trong xây dựng là ai? Nhà thầu chính có được ký hợp đồng xây dựng với nhà thầu phụ không?
- Thuế suất hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thế nào? Hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định của cơ sở đóng tàu có được miễn thuế?
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?