Vị trí nút giao đấu nối đường khác vào đường cao tốc ngoài đô thị được xác định thế nào theo Nghị định 165?
- Vị trí nút giao đấu nối đường khác vào đường cao tốc ngoài đô thị được xác định thế nào theo Nghị định 165?
- Vị trí nút giao đấu nối đường khác trong đô thị với đường cao tốc đô thị được thực hiện khi nào?
- Trách nhiệm của người quản lý, sử dụng đường chính tại nút giao đấu nối được pháp luật quy định như thế nào?
Vị trí nút giao đấu nối đường khác vào đường cao tốc ngoài đô thị được xác định thế nào theo Nghị định 165?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 28 Nghị định 165/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Vị trí nút giao đấu nối đường khác vào đường cao tốc
1. Vị trí nút giao đấu nối đường khác vào đường cao tốc ngoài đô thị được xác định trong giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng phù hợp quy hoạch mạng lưới đường bộ, quy hoạch kết cấu hạ tầng đường bộ, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh.
2. Trường hợp bổ sung vị trí nút giao đấu nối đường khác với đường cao tốc ngoài quy định tại khoản 1 Điều này trong giai đoạn đầu tư xây dựng đường cao tốc, giai đoạn khai thác đường cao tốc thì phải bảo đảm:
a) Đường khác đề nghị đấu nối với đường cao tốc có trong quy hoạch được duyệt;
b) Khoảng cách điểm đấu nối, quy mô nút giao đấu nối phải bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và tiêu chuẩn thiết kế đường cao tốc.
3. Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận bổ sung vị trí đấu nối với đường cao tốc thuộc phạm vi quản lý đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Cơ quan, tổ chức đề nghị đấu nối vào đường cao tốc quy định tại khoản 2 Điều này nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị theo một trong các hình thức trực tiếp, thông qua dịch vụ bưu chính hoặc trực tuyến tại cổng dịch vụ công đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính quy định tại khoản 3 Điều này. Thành phần hồ sơ bao gồm:
a) Văn bản đề nghị đấu nối vào đường cao tốc (bản chính) theo Mẫu số 01 Phụ lục VI kèm theo Nghị định này;
b) Bản chính hoặc bản sao có chứng thực: chủ trương đầu tư nút giao đấu nối đường khác vào đường cao tốc, thiết kế nút giao đấu nối vào đường cao tốc (nếu có).
...
Theo đó, vị trí nút giao đấu nối đường khác vào đường cao tốc ngoài đô thị được xác định trong giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng phù hợp quy hoạch mạng lưới đường bộ, quy hoạch kết cấu hạ tầng đường bộ, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh.
Vị trí nút giao đấu nối đường khác vào đường cao tốc ngoài đô thị được xác định thế nào theo Nghị định 165? (Hình từ Internet)
Vị trí nút giao đấu nối đường khác trong đô thị với đường cao tốc đô thị được thực hiện khi nào?
Căn cứ theo khoản 6 Điều 28 Nghị định 165/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Vị trí nút giao đấu nối đường khác vào đường cao tốc
...
5. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính quy định tại khoản 3 Điều này thực hiện tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và xử lý như sau:
a) Đối với trường hợp nộp trực tiếp, sau khi kiểm tra thành phần hồ sơ, nếu đúng quy định thì tiếp nhận hồ sơ và viết phiếu hẹn trả kết quả; hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ đối với trường hợp không đủ thành phần hồ sơ;
b) Đối với trường hợp nộp gián tiếp, trong phạm vi 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, kiểm tra thành phần hồ sơ, nếu không đủ thành phần hồ sơ có văn bản thông báo đến tổ chức, cá nhân để bổ sung, hoàn thiện;
c) Trường hợp phải lấy ý kiến của các cơ quan thì sau 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ thành phần hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính tiến hành lấy ý kiến. Cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời Bộ Giao thông vận tải hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong thời hạn không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của cơ quan có thẩm quyền.
d) Trong thời hạn không quá 07 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị hoặc 7 ngày sau khi nhận được ý kiến của các cơ quan (đối với trường hợp phải lấy ý kiến), cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính tiến hành kiểm tra nếu đủ điều kiện thì có văn bản chấp thuận nút giao đấu nối vào đường bộ theo quy định tại Mẫu số 02 Phụ lục VI kèm theo Nghị định này. Trường hợp không chấp thuận thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
6. Vị trí đấu nối đường khác trong đô thị với đường cao tốc đô thị được thực hiện trong các trường hợp sau:
a) Tuyến đường kết nối vào đường cao tốc đô thị theo quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
b) Thực hiện trong dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc đô thị được duyệt.
7. Đối với đường chính quy hoạch thành đường cao tốc, sau khi hoàn thành đầu tư xây dựng thành đường cao tốc, các tuyến đường bộ trước đây đấu nối vào đường chính được kết nối giao thông với đường cao tốc thông qua đường gom, đường bên của đường cao tốc hoặc đường khác để kết nối vào nút giao của đường cao tốc.
Như vậy, vị trí nút giao đấu nối đường khác trong đô thị với đường cao tốc đô thị sẽ được thực hiện trong các trường hợp sau:
- Tuyến đường kết nối vào đường cao tốc đô thị theo quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
- Thực hiện trong dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc đô thị được duyệt.
Trách nhiệm của người quản lý, sử dụng đường chính tại nút giao đấu nối được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 30 Nghị định 165/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Theo đó, trách nhiệm của người quản lý, sử dụng đường chính tại nút giao đấu nối được pháp luật quy định bao gồm:
(1) Quản lý, vận hành, khai thác, sử dụng, bảo trì, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường chính tại nút giao đấu nối theo quy định của Luật Đường bộ 2024, quy định của Nghị định 165/2024/NĐ-CP, quy định của pháp luật về xây dựng và quy định của pháp luật liên quan khác;
(2) Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên đường chính tại khu vực nút giao đấu nối;
(3) Phối hợp với người quản lý, sử dụng đường nhánh tại nút giao đấu nối trong việc kết nối giao thông đường bộ, điều chỉnh tổ chức giao thông, điều chỉnh, bổ sung báo hiệu đường bộ, công trình an toàn giao thông để bảo đảm trật tự, an toàn giao thông;
(4) Yêu cầu người quản lý, sử dụng đường nhánh xử lý các tồn tại, bất cập mất an toàn giao thông trong thời gian khai thác sử dụng nút giao đấu nối;
(5) Kiến nghị Ủy ban nhân dân các cấp xây dựng đường bên, đường gom, đường nhánh để kết nối giao thông khu vực hai bên vào đường chính thông qua nút giao đấu nối được xây dựng theo quy định tại Điều 27 của Nghị định 165/2024/NĐ-CP và kiến nghị đóng các điểm đấu nối theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 30 Nghị định 165/2024/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mâm cơm cúng tạ đất đầu năm 2025 và cách cúng? Mâm cúng đất đai đầu năm 2025? Văn khấn cúng đất đai trong nhà?
- Lời cầu nguyện ngày Rằm tháng Giêng năm 2025 bình an, may mắn? Mâm cúng Rằm tháng Giêng 2025 cho gia tiên?
- Cách viết thư UPU lần thứ 54 năm 2025 đúng thể lệ, chủ đề? Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54 ngắn gọn đúng thể lệ, chủ đề?
- Giấy phép kinh doanh vận tải có cấp cho hộ kinh doanh không? Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải?
- Tờ khai đăng ký thuế Mẫu số 20 ĐK TCT dùng cho người phụ thuộc của cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công mới nhất?