Mẫu Báo cáo kiểm toán đối với doanh nghiệp dưới 50% vốn điều lệ của Nhà nước mới nhất từ ngày 25/02/2023?
Mẫu Báo cáo kiểm toán đối với doanh nghiệp dưới 50% vốn điều lệ của Nhà nước mới nhất là mẫu nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Kiểm toán nhà nước 2015, báo cáo kiểm toán là văn bản do Kiểm toán nhà nước lập và công bố sau mỗi cuộc kiểm toán để đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị về những nội dung đã kiểm toán.
Theo đó, Mẫu Báo cáo kiểm toán đối với doanh nghiệp dưới 50% vốn điều lệ của Nhà nước mới nhất là Mẫu số 02/BCKT-DN Mục lục ban hành kèm theo Quyết định 01/2023/QĐ-KTNN ngày 10/01/2023 của Tổng Kiểm toán nhà nước.
Báo cáo này được áp dụng cho cuộc kiểm toán thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước và việc thực hiện quyền, trách nhiệm của người đại diện vốn nhà nước trong quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước của các doanh nghiệp nắm giữ từ 50 % vốn điều lệ trở xuống.
Tải Mẫu Báo cáo kiểm toán đối với doanh nghiệp dưới 50% vốn điều lệ của Nhà nước mới nhất Tại đây.
Mẫu Báo cáo kiểm toán đối với doanh nghiệp dưới 50% vốn điều lệ của Nhà nước mới nhất từ ngày 25/02/2023? (Hình từ Internet)
Báo cáo kiểm toán doanh nghiệp dưới 50% vốn điều lệ của Nhà nước có những nội dung gì?
Căn cứ theo nội dung tại Mẫu số 02/BCKT-DN Mục lục ban hành kèm theo Quyết định 01/2023/QĐ-KTNN, Báo cáo kiểm toán doanh nghiệp dưới 50% vốn điều lệ của Nhà nước có những nội dung cơ quan sau:
- Nội dung kiểm toán (ghi theo quyết định kiểm toán của Tổng kiểm toán nhà nước)
- Phạm vi và giới hạn kiểm toán
+ Phạm vi kiểm toán
++ Danh sách các đơn vị được kiểm toán.
++ Quy mô, tỷ trọng các chỉ tiêu tài chính chủ yếu được kiểm toán (nếu có).
+ Giới hạn kiểm toán
- Căn cứ kiểm toán
Trong đó, những nội dung chi tiết bao gồm:
(1) Tình hình và kết quả kiểm toán
- Đặc điểm tình hình:
+ Khái quát tình hình kinh tế, xã hội;
+ Sự thay đổi của cơ chế chính sách trong niên độ kiểm toán;
+ Các nhân tố có ảnh hưởng lớn tác động đến hoạt động quản lý, điều hành của đơn vị được kiểm toán.
- Kết quả kiểm toán:
+ Kiểm toán một số chỉ tiêu tài chính được kiểm toán;
+ Đánh giá, xác nhận và kết luận về việc tuân thủ pháp luật, chính sách, chế độ kế toán trong quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước;
+ Đánh giá và kết luận về tình hình bảo toàn và hiệu quả quản lý, sử dụng vốn nhà nước (nếu có)
+ Các vấn đề nhấn mạnh, vấn đề khác (nếu có)
(2) Kiến nghị của kiểm toán nhà nước
- Đối với đơn vị được kiểm toán (nếu có):
+ Kiến nghị điều chỉnh sổ kế toán, báo cáo tài chính (nếu có điều chỉnh)
+ Kiến nghị về xử lý tài chính
+ Kiến nghị giảm lỗ - nếu có
+ Kiến nghị khác - nếu có
+ Kiến nghị chấn chỉnh, rút kinh nghiệm trong công tác quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công
+ Kiến nghị chấn chỉnh việc thực hiện quyền, trách nhiệm của người đại diện phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp
+ Kiến nghị kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân và xem xét xử lý theo quy định (có thể lập Phụ lục kèm theo - nếu có)
+ Ý kiến tư vấn về các giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công (nếu có);
- Đối với Bộ, ngành có liên quan… (nếu có)
- Đối với Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ, Quốc hội … (nếu có)
Báo cáo kiểm toán có giá trị pháp lý ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Luật Kiểm toán nhà nước 2015 như sau:
Giá trị pháp lý của báo cáo kiểm toán
1. Báo cáo kiểm toán của Kiểm toán nhà nước sau khi phát hành và công khai có giá trị bắt buộc phải thực hiện đối với đơn vị được kiểm toán về sai phạm trong việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công.
2. Báo cáo kiểm toán của Kiểm toán nhà nước là căn cứ để:
a) Quốc hội sử dụng trong quá trình xem xét, quyết định và giám sát việc thực hiện: mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế - xã hội dài hạn và hằng năm của đất nước; chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia; chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia; quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế; quyết định phân chia các khoản thu và nhiệm vụ chi giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương; mức giới hạn an toàn nợ quốc gia, nợ công, nợ chính phủ; dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương; phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước;
b) Chính phủ, cơ quan quản lý nhà nước và tổ chức, cơ quan khác của Nhà nước sử dụng trong công tác quản lý, điều hành và thực thi nhiệm vụ, quyền hạn của mình;
c) Hội đồng nhân dân sử dụng trong quá trình xem xét, quyết định dự toán và phân bổ ngân sách địa phương; phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương; giám sát việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công và thực thi nhiệm vụ, quyền hạn của mình;
d) Đơn vị được kiểm toán thực hiện quyền khiếu nại.
Như vậy, giá trị pháp lý của báo cáo kiểm toán được xác định theo nội dung nêu trên.
Quyết định 01/2023/QĐ-KTNN sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 25/02/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kiểm tra hải quan là gì? Ai có thẩm quyền quyết định kiểm tra hải quan theo quy định pháp luật?
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?
- Việc lập danh sách người sở hữu chứng khoán tại ngày đăng ký cuối cùng sẽ do tổ chức nào thực hiện?
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?