Mẫu báo cáo kết quả kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá, thẩm định giá là mẫu nào? Báo cáo kết quả kiểm tra được gửi cho ai?
Mẫu báo cáo kết quả kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá, thẩm định giá là mẫu nào?
Mẫu báo cáo kết quả kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá, thẩm định giá theo mẫu quy định tại Phụ lục V kèm theo Thông tư 28/2024/TT-BTC như sau:
Tải về Mẫu báo cáo kết quả kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá, thẩm định giá
Hướng dẫn điền báo cáo theo Phụ lục V ban hành kèm Thông tư 28/2024/TT-BTC:
(1) Tên cơ quan tiến hành kiểm tra.
(2) Tên Đoàn kiểm tra.
(3) Chữ viết tắt tên Đoàn kiểm tra.
(4) Tên cuộc kiểm tra.
(5) Chức danh của Người ra quyết định kiểm tra.
(6) Cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng kiểm tra.
(7) Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đã được xác minh để làm rõ nội dung kiểm tra (nếu có).
(8) Khái quát đặc điểm tình hình tổ chức, hoạt động có liên quan đến nội dung kiểm tra của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng kiểm tra.
(9) Các nội dung đã tiến hành kiểm tra: Mô tả kết quả kiểm tra, nếu có sai phạm cần nêu nội dung sai phạm, hậu quả, thiệt hại gây ra (nếu có); cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan trực tiếp, gián tiếp đến sai phạm; đánh giá, nhận xét về việc sai phạm của các đối tượng có liên quan (nếu có).
(10) Kết luận về kết quả đạt được, hạn chế, sai phạm (nếu có) của đối tượng kiểm tra, trong đó cần nêu rõ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có vi phạm.
(11) Trưởng đoàn kiểm tra.
(12) Chữ viết tắt đơn vị soạn thảo và số lượng bản lưu (nếu cần).
(13) Ký hiệu người soạn thảo văn bản và số lượng bản phát hành (nếu cần).
Mẫu báo cáo kết quả kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá, thẩm định giá là mẫu nào? (hình từ internet)
Báo cáo kết quả kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá, thẩm định giá được gửi cho ai?
Căn cứ theo Điều 9 Thông tư 28/2024/TT-BTC quy định như sau:
Báo cáo kết quả kiểm tra
1. Đoàn kiểm tra xây dựng báo cáo kết quả kiểm tra và gửi Báo cáo kết quả kiểm tra tới cơ quan chuyên môn, đơn vị trực thuộc được giao nhiệm vụ kiểm tra kèm theo Biên bản kiểm tra và các tài liệu có liên quan để tổng hợp, báo cáo và lưu trữ hồ sơ theo quy định.
2. Báo cáo kết quả kiểm tra thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục V kèm theo Thông tư này và phải nêu rõ các vấn đề sau:
a) Nội dung và kết quả kiểm tra;
b) Đề xuất những nội dung kiến nghị xử lý về kinh tế, hành chính, pháp luật (nếu có) với đối tượng kiểm tra.
3. Mỗi nội dung kiến nghị xử lý phải nêu rõ sự việc, căn cứ, nguyên nhân, trách nhiệm, hình thức xử lý, thời hạn chấp hành; kiến nghị, đề xuất cơ quan có thẩm quyền theo dõi, đôn đốc, giám sát việc thực hiện kết luận kiểm tra, kiến nghị, quyết định xử lý về kiểm tra (nếu có); đề xuất kiến nghị về việc sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách, văn bản quy phạm pháp luật (nếu có).
Như vậy, Báo cáo kết quả kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá, thẩm định giá được Đoàn kiểm tra xây dựng và gửi tới cơ quan chuyên môn, đơn vị trực thuộc được giao nhiệm vụ kiểm tra kèm theo Biên bản kiểm tra và các tài liệu có liên quan để tổng hợp, báo cáo và lưu trữ hồ sơ theo quy định.
Đoàn kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá, thẩm định giá có quyền hạn và nhiệm vụ gì?
Căn cứ theo Điều 6 Thông tư 28/2024/TT-BTC quy định như sau:
Quyền hạn và trách nhiệm của Đoàn kiểm tra, Trưởng đoàn kiểm tra, thành viên đoàn kiểm tra
1. Đoàn kiểm tra có quyền hạn và trách nhiệm như sau:
a) Yêu cầu đối tượng kiểm tra cung cấp đầy đủ, kịp thời tài liệu, thông tin, bố trí thời gian và nhân sự phù hợp để làm việc với Đoàn kiểm tra;
b) Thông báo cho đối tượng kiểm tra về việc tiến hành kiểm tra các nội dung cụ thể tại kế hoạch kiểm tra đã được phê duyệt;
c) Đưa ra ý kiến kết luận về các nội dung kiểm tra trong Biên bản kiểm tra căn cứ vào tài liệu và kết quả kiểm tra;
d) Lập, ký Biên bản kiểm tra.
2. Trưởng đoàn kiểm tra có các quyền hạn, trách nhiệm như sau:
a) Tổ chức thực hiện quyết định kiểm tra theo quy định tại Thông tư này; chịu trách nhiệm trước cơ quan có thẩm quyền về hoạt động của Đoàn kiểm tra; chịu trách nhiệm về kết luận của Đoàn kiểm tra;
b) Công bố quyết định kiểm tra, thông báo các nội dung thay đổi liên quan đến Đoàn kiểm tra; đề xuất gia hạn thời hạn kiểm tra trong trường hợp cần thiết;
c) Yêu cầu đối tượng kiểm tra cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra và bảo đảm thông tin không được tiết lộ cho các tổ chức, cá nhân không liên quan đến việc kiểm tra;
...
Như vậy, Đoàn kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá, thẩm định giá có quyền hạn và nhiệm vụ:
- Yêu cầu đối tượng kiểm tra cung cấp đầy đủ, kịp thời tài liệu, thông tin, bố trí thời gian và nhân sự phù hợp để làm việc với Đoàn kiểm tra;
- Thông báo cho đối tượng kiểm tra về việc tiến hành kiểm tra các nội dung cụ thể tại kế hoạch kiểm tra đã được phê duyệt;
- Đưa ra ý kiến kết luận về các nội dung kiểm tra trong Biên bản kiểm tra căn cứ vào tài liệu và kết quả kiểm tra;
- Lập, ký Biên bản kiểm tra.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm 2025, xe khách không thực hiện đúng về giá cước, giá dịch vụ niêm yết bị phạt bao nhiêu tiền?
- 'Tam giác vàng' là gì? Buôn bán thuốc phiện tại Việt Nam thì hình phạt nặng nhất là gì? Nhẹ nhất là gì?
- Tổng biên chế công chức trong cơ quan, tổ chức hành chính Nhà nước tỉnh Kon Tum là bao nhiêu? Tải về phụ lục?
- Tải mẫu hợp đồng thuê xe cá nhân trong Tết Âm lịch năm Ất Tỵ mới nhất? Giá thuê xe được xác định thế nào?
- Tinh gọn bộ máy cấp huyện: Thay thế những người kém năng lực không hoàn thành nhiệm vụ theo Nghị quyết 18?