Mẫu Báo cáo đánh giá tác động đối với dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn khác là mẫu nào theo quy định?
- Đánh giá tác động là gì? Nội dung đánh giá tác động dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn khác gồm những vấn đề gì?
- Mẫu Báo cáo đánh giá tác động đối với dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn khác là mẫu nào theo quy định?
- Tần suất cơ quan đăng ký đầu tư thực hiện kiểm tra dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn khác là bao nhiêu?
Đánh giá tác động là gì? Nội dung đánh giá tác động dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn khác gồm những vấn đề gì?
Đánh giá tác động là gì?
Theo quy định tại khoản 8 Điều 3 Nghị định 29/2021/NĐ-CP thì:
Đánh giá tác động là đánh giá được thực hiện vào thời điểm thích hợp sau năm thứ 3 kể từ khi đưa chương trình, dự án vào vận hành, nhằm làm rõ hiệu quả, tính bền vững và tác động kinh tế - xã hội so với mục tiêu đặt ra ban đầu.
Ngoài ra, đánh giá chương trình, dự án đầu tư là hoạt động định kỳ theo kế hoạch hoặc đột xuất nhằm xác định mức độ đạt được theo mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể so với quyết định đầu tư hoặc tiêu chuẩn đánh giá quy định của nhà nước tại một thời điểm nhất định.
Đánh giá chương trình, dự án đầu tư bao gồm:
- Đánh giá ban đầu;
- Đánh giá giữa kỳ hoặc giai đoạn;
- Đánh giá kết thúc;
- Đánh giá tác động;
- Đánh giá đột xuất.
Nội dung đánh giá tác động dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn khác gồm những vấn đề gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 74 Nghị định 29/2021/NĐ-CP về đánh giá dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn khác
Đánh giá dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn khác
1. Trách nhiệm tổ chức thực hiện đánh giá dự án:
a) Nhà đầu tư, tổ chức kinh tế thực hiện dự án thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư phải đánh giá kết thúc;
b) Cơ quan đăng ký đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư tổ chức thực hiện đánh giá đột xuất và đánh giá tác động khi cần thiết.
2. Nội dung đánh giá kết thúc:
a) Đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu, các nguồn lực đã huy động, tiến độ thực hiện, lợi ích dự án;
b) Đề xuất và kiến nghị.
3. Nội dung đánh giá tác động:
a) Thực trạng việc khai thác, vận hành dự án;
b) Tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án;
c) Đề xuất và kiến nghị.
4. Nội dung đánh giá đột xuất:
a) Sự phù hợp của kết quả thực hiện dự án so với mục tiêu đầu tư;
b) Mức độ hoàn thành khối lượng công, việc so với quy định tại văn bản quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có);
c) Xác định những phát sinh ngoài dự kiến (nếu có) và nguyên nhân;
d) Ảnh hưởng của những phát sinh ngoài dự kiến đến việc thực hiện dự án, khả năng hoàn thành mục tiêu của dự án;
đ) Đề xuất và kiến nghị.
Như vậy, nội dung đánh giá tác động dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn khác gồm những vấn đề sau:
- Thực trạng việc khai thác, vận hành dự án;
- Tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án;
- Đề xuất và kiến nghị.
Đánh giá tác động là gì? Nội dung đánh giá tác động dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn khác gồm những vấn đề gì? (Hình từ Internet)
Mẫu Báo cáo đánh giá tác động đối với dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn khác là mẫu nào theo quy định?
Mẫu Báo cáo đánh giá tác động đối với dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn khác là Mẫu số 18 được ban hành kèm theo Thông tư 05/2023/TT-BKHĐT.
Tải về Mẫu Báo cáo đánh giá tác động đối với dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn khác.
Lưu ý: đối với mục 1 về thông tin về dự án trong Báo cáo đánh giá tác động đối với dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn khác, phải ghi các nội dung sau:
1. Nhà đầu tư
a) Nhà đầu tư thứ nhất
- Tên nhà đầu tư
- Địa chỉ trụ sở giao dịch chính, số điện thoại, địa chỉ email...
- Số vốn góp, tỷ lệ vốn góp
b) Nhà đầu tư tiếp theo
- Tên nhà đầu tư
- Địa chỉ trụ sở giao dịch chính, số điện thoại, địa chỉ email...
- Số vốn góp, tỷ lệ vốn góp
2. Tổ chức kinh tế (doanh nghiệp dự án)
- Tên doanh nghiệp
- Các thông tin để giao dịch (địa chỉ doanh nghiệp, số điện thoại, địa chỉ email...)
- Đăng ký kinh doanh (số, ngày, nơi cấp)
- Thông tin về người đại diện theo pháp luật
- Vốn điều lệ
- Vốn pháp định (nếu có)
3. Dự án đầu tư
- Tên dự án
- Địa điểm thực hiện
- Văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có)
- Diện tích đất sử dụng
- Mục tiêu, quy mô
- Tổng vốn đầu tư, nguồn vốn
- Thời hạn hoạt động, tiến độ thực hiện của dự án
- Các ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và điều kiện áp dụng (nếu có)
- Các điều kiện đối với nhà đầu tư thực hiện dự án (nếu có)
Tần suất cơ quan đăng ký đầu tư thực hiện kiểm tra dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn khác là bao nhiêu?
Căn cứ tại Điều 69 Nghị định 29/2021/NĐ-CP quy định về trách nhiệm giám sát dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn khác:
Trách nhiệm giám sát dự án
1. Nhà đầu tư, tổ chức kinh tế tự tổ chức thực hiện theo dõi, kiểm tra dự án.
2. Cơ quan đăng ký đầu tư thực hiện theo dõi, kiểm tra dự án trong phạm vi quản lý. Việc kiểm tra được thực hiện ít nhất một lần đối với mỗi dự án.
3. Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thực hiện theo dõi, kiểm tra dự án trong phạm vi quản lý.
4. Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành và cơ quan đăng ký đầu tư quyết định tổ chức kiểm tra dự án theo kế hoạch hoặc đột xuất.
Như vậy, cơ quan đăng ký đầu tư thực hiện theo dõi, kiểm tra dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn khác trong phạm vi quản lý.
Việc kiểm tra dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn khác được thực hiện ít nhất một lần đối với mỗi dự án.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo thành tích công đoàn 2024 dành cho tập thể công đoàn cơ sở đối với Chuyên đề Giỏi việc nước đảm việc nhà 2024?
- Pháp điển là gì? Bộ pháp điển là gì? phapdien moj Hướng dẫn sử dụng Bộ pháp điển cụ thể thế nào?
- Mẫu tóm tắt thành tích tập thể công đoàn cơ sở đối với Chuyên đề Văn hóa thể thao 2024? Tải mẫu tóm tắt thành tích tập thể công đoàn cơ sở ở đâu?
- Thông tư 27/2024 về tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu, mẫu hồ sơ đấu thầu chọn nhà đầu tư dự án đầu tư công trình năng lượng?
- 'Phông bạt từ thiện' là gì? Sửa chữa, làm giả bill chuyển khoản nhưng không gây thiệt hại có vi phạm pháp luật?