Mẫu bảng thanh toán tiền lương dành cho doanh nghiệp mới nhất theo Thông tư 200 và Thông tư 133?
- Mẫu bảng thanh toán tiền lương dành cho doanh nghiệp theo Thông tư 200?
- Hướng dẫn lập bảng thanh toán tiền lương dành cho doanh nghiệp theo thông tư 200?
- Mẫu bảng thanh toán tiền lương dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa theo Thông tư 133?
- Hướng dẫn lập bảng thanh toán tiền lương dành cho doanh nghiệp theo thông tư 133?
Mẫu bảng thanh toán tiền lương dành cho doanh nghiệp theo Thông tư 200?
Hiện nay, Mẫu bảng thanh toán tiền lương là mẫu số 02-LĐTL Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC, cụ thể như sau:
Tải Mẫu bảng thanh toán tiền lương dành cho doanh nghiệp theo Thông tư 200: tại đây
Hướng dẫn lập bảng thanh toán tiền lương dành cho doanh nghiệp theo thông tư 200?
Căn cứ Phần B Phụ lục 3 ban hành kèm Thông tư 200/2014/TT-BTC, thì việc lập bảng thanh toán tiền lương dành cho doanh nghiệp được hướng dẫn như sau:
- Bảng thanh toán tiền lương được lập hàng tháng. Cơ sở để lập Bảng thanh toán tiền lương là các chứng từ liên quan như: Bảng chấm công, phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành...
+ Cột A, B: Ghi số thứ tự, họ tên của người lao động được hưởng lương.
+ Cột 1,2: Ghi bậc lương, hệ số lương của người lao động.
+ Cột 3,4: Ghi số sản phẩm và số tiền tính theo lương sản phẩm.
+ Cột 5,6: Ghi số công và số tiền tính theo lương thời gian.
+ Cột 7,8: Ghi số công và số tiền tính theo lương thời gian hoặc ngừng, nghỉ việc hưởng các loại % lương.
+ Cột 9: Ghi các khoản phụ cấp thuộc quỹ lương.
+ Cột 10: Ghi số phụ cấp khác được tính vào thu nhập của người lao động nhưng không nằm trong quỹ lương, quỹ thưởng.
+ Cột 11: Ghi tổng số tiền lương và các khoản phụ cấp mà người lao động được hưởng.
+ Cột 12: Ghi số tiền tạm ứng kỳ I của mỗi người.
+ Cột 13,14,15,16: Ghi các khoản phải khấu trừ khỏi lương của người lao động và tính ra tổng số tiền phải khấu trừ trong tháng.
+ Cột 17,18: Ghi số tiền còn được nhận kỳ II.
+ Cột C: Người lao động ký nhận khi nhận lương kỳ II.
- Cuối mỗi tháng căn cứ vào chứng từ liên quan, kế toán tiền lương lập Bảng thanh toán tiền lương chuyển cho kế toán trưởng soát xét xong trình cho giám đốc hoặc người được uỷ quyền ký duyệt, chuyển cho kế toán lập phiếu chi và phát lương. Bảng thanh toán tiền lương được lưu tại phòng (ban) kế toán của đơn vị.
- Mỗi lần lĩnh lương, người lao động phải trực tiếp ký vào cột “Ký nhận” hoặc người nhận hộ phải ký thay.
Mẫu bảng thanh toán tiền lương dành cho doanh nghiệp mới nhất theo Thông tư 200 và Thông tư 133?
Mẫu bảng thanh toán tiền lương dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa theo Thông tư 133?
Mẫu bảng thanh toán tiền lương dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa được quy định tại mẫu số 02-LĐTL ban hành kèm theo Thông tư 133/2016/TT-BTC, cụ thể như sau:
Tải mẫu bảng thanh toán tiền lương dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa theo Thông tư 133: tại đây.
Hướng dẫn lập bảng thanh toán tiền lương dành cho doanh nghiệp theo thông tư 133?
Căn cứ Phụ lục ban hành kèm Thông tư 133/2016/TT-BTC, thì việc lập bảng thanh toán tiền lương dành cho doanh nghiệp theo Thông tư 133/2016/TT-BTC được hướng dẫn như sau:
Bảng thanh toán tiền lương được lập hàng tháng. Cơ sở để lập Bảng thanh toán tiền lương là các chứng từ liên quan như: Bảng chấm công, phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành...
Cột A, B: Ghi số thứ tự, họ tên của người lao động được hưởng lương.
Cột 1, 2: Ghi bậc lương, hệ số lương của người lao động.
Cột 3, 4: Ghi số sản phẩm và số tiền tính theo lương sản phẩm.
Cột 5, 6: Ghi số công và số tiền tính theo lương thời gian.
Cột 7, 8: Ghi số công và số tiền tính theo lương thời gian hoặc ngừng, nghỉ việc hưởng các loại % lương.
Cột 9: Ghi các khoản phụ cấp thuộc quỹ lương.
Cột 10: Ghi số phụ cấp khác được tính vào thu nhập của người lao động nhưng không nằm trong quỹ lương, quỹ thưởng.
Cột 11: Ghi tổng số tiền lương và các khoản phụ cấp mà người lao động được hưởng.
Cột 12: Ghi số tiền tạm ứng kỳ I của mỗi người.
Cột 13, 14, 15, 16: Ghi các khoản phải khấu trừ khỏi lương của người lao động và tính ra tổng số tiền phải khấu trừ trong tháng.
Cột 17: Ghi số tiền còn được nhận kỳ II.
Cột C: Người lao động ký nhận khi nhận lương kỳ II.
Cuối mỗi tháng căn cứ vào chứng từ liên quan, kế toán tiền lương lập Bảng thanh toán tiền lương chuyển cho kế toán trưởng soát xét xong trình cho giám đốc hoặc người được ủy quyền ký duyệt, chuyển cho kế toán lập phiếu chi và phát lương. Bảng thanh toán tiền lương được lưu tại phòng (ban) kế toán của đơn vị.
Mỗi lần lĩnh lương, người lao động phải trực tiếp ký vào cột “Ký nhận” hoặc người nhận hộ phải ký thay.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán hàng hóa mới nhất là mẫu nào? Tải về Mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán hàng hóa ở đâu?
- Môi giới thương mại có nằm trong các hoạt động trung gian thương mại của thương nhân hay không?
- Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về giấy tờ, chứng từ trong việc sử dụng đất mới nhất?
- Mẫu biên bản bàn giao công việc khi nghỉ thai sản mới nhất? Cách tính tiền trợ cấp của lao động nữ đi làm sớm sau thai sản như thế nào?
- Công dân có được giám sát các dự án đầu tư thông qua Ban giám sát đầu tư của cộng đồng hay không?