Mẫu Bảng kê chi tiết hàng hóa tồn đọng thuộc đối tượng giám sát hải quan? Ai có trách nhiệm lập Bảng kê chi tiết hàng hóa tồn đọng?
Mẫu Bảng kê chi tiết hàng hóa tồn đọng thuộc đối tượng giám sát hải quan được quy định thế nào?
Mẫu Bảng kê chi tiết hàng hóa tồn đọng thuộc đối tượng giám sát hải quan được thực hiện theo Mẫu số 07-THHĐ ban hành kèm theo Thông tư 203/2014/TT-BTC.
TẢI VỀ Mẫu Bảng kê chi tiết hàng hóa tồn đọng thuộc đối tượng giám sát hải quan.
Lưu ý khi lập Bảng kê chi tiết hàng hóa tồn đọng:
- Cột số (9) ghi rõ: Hàng hóa từ bỏ; quá thời hạn khai hải quan; hàng hóa thu gom không người nhận; hàng hóa ngoài vận đơn, bản khai.
- Cột số (8) ghi một số lưu ý về hàng hóa (nếu có) như: Hàng hóa dễ bị hư hỏng, hàng đông lạnh, hóa chất, hàng có khả năng gây ô nhiễm môi trường,...
Mẫu Bảng kê chi tiết hàng hóa tồn đọng thuộc đối tượng giám sát hải quan được quy định thế nào? (Hình từ Internet)
Ai có trách nhiệm lập Bảng kê chi tiết hàng hóa tồn đọng?
Trách nhiệm lập Bảng kê chi tiết hàng hóa tồn đọng được quy định tại Điều 12 Thông tư 203/2014/TT-BTC như sau:
Kiểm kê, phân loại, định giá hàng hóa tồn đọng
1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo, đề nghị xử lý hàng hóa tồn đọng của Chi cục Hải quan (đối với địa bàn hoạt động hải quan thành lập Hội đồng thường trực) hoặc kể từ ngày thành lập Hội đồng xử lý hàng hóa tồn đọng (đối với địa bàn hoạt động hải quan thành lập Hội đồng xử lý theo vụ việc), Hội đồng phải hoàn thành các công việc sau đây:
a) Mở niêm phong hàng hóa hoặc niêm phong container (nếu có);
b) Kiểm kê, phân loại hàng hóa tồn đọng và lập Bảng kê chi tiết hàng hóa tồn đọng theo Mẫu số 07-THHĐ ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Xác định giá trị hàng hóa tồn đọng.
2. Căn cứ tình hình thực tế, Chủ tịch Hội đồng quyết định:
a) Giao doanh nghiệp quản lý hàng hóa tồn đọng huy động cán bộ của doanh nghiệp tham gia thực hiện việc kiểm kê, phân loại hàng hóa tồn đọng dưới sự giám sát của Hội đồng;
b) Thuê tổ chức có chức năng giám định, thẩm định giá để giám định, xác định giá trị hàng hóa để Hội đồng xem xét, tham khảo làm căn cứ xác định giá trị hàng hóa.
...
Theo quy định trên thì Hội đồng xử lý hàng hóa tồn đọng có trách nhiệm lập Bảng kê chi tiết hàng hóa tồn đọng trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo, đề nghị xử lý hàng hóa tồn đọng của Chi cục Hải quan (đối với địa bàn hoạt động hải quan thành lập Hội đồng thường trực) hoặc kể từ ngày thành lập Hội đồng xử lý hàng hóa tồn đọng (đối với địa bàn hoạt động hải quan thành lập Hội đồng xử lý theo vụ việc).
Khi kiểm kê hàng hóa tồn đọng, Hội đồng xử lý hàng hóa tồn đọng có phải lập biên bản không?
Việc kiểm kê hàng hóa tồn đọng được quy định tại Điều 10 Thông tư 203/2014/TT-BTC như sau:
Nguyên tắc hoạt động của Hội đồng
1. Hội đồng làm việc theo nguyên tắc tập thể. Các phiên họp của Hội đồng do Chủ tịch Hội đồng điều hành và phải có ít nhất 2/3 tổng số thành viên của Hội đồng tham dự. Trường hợp Chủ tịch Hội đồng không tham dự được thì ủy quyền cho Phó Chủ tịch Hội đồng điều hành phiên họp.
2. Hội đồng thảo luận và biểu quyết về giá và phương án xử lý hàng hóa tồn đọng. Quyết định về giá và phương án xử lý hàng hóa tồn đọng phải được quá nửa số thành viên Hội đồng tán thành. Trường hợp biểu quyết ngang nhau thì quyết định theo bên có biểu quyết của người điều hành phiên họp.
3. Hội đồng phải lập biên bản về việc kiểm kê, phân loại, định giá, đề xuất phương án xử lý hàng hóa tồn đọng.
4. Nội dung chính của Biên bản gồm: Họ, tên những người tham gia xử lý hàng hóa tồn đọng; thời gian, địa điểm tiến hành; kết quả kiểm kê, phân loại, định giá hàng hóa tồn đọng; ý kiến của các thành viên của Hội đồng và những người tham dự phiên họp về giá và phương án xử lý hàng hóa tồn đọng; kết quả biểu quyết của Hội đồng về giá và phương án xử lý hàng hóa tồn đọng; thời gian, địa điểm hoàn thành việc kiểm kê, phân loại, định giá hàng hóa tồn đọng; chữ ký của các thành viên của Hội đồng.
Như vậy, khi kiểm kê hàng hóa tồn đọng, Hội đồng xử lý hàng hóa tồn đọng phải lập biên bản về việc kiểm kê.
Nội dung chính của Biên bản gồm:
- Họ, tên những người tham gia xử lý hàng hóa tồn đọng;
- Thời gian, địa điểm tiến hành;
- Kết quả kiểm kê, phân loại, định giá hàng hóa tồn đọng;
- Ý kiến của các thành viên của Hội đồng và những người tham dự phiên họp về giá và phương án xử lý hàng hóa tồn đọng;
- Kết quả biểu quyết của Hội đồng về giá và phương án xử lý hàng hóa tồn đọng;
- Thời gian, địa điểm hoàn thành việc kiểm kê, phân loại, định giá hàng hóa tồn đọng;
- Chữ ký của các thành viên của Hội đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo Việt Nam có nhiệm kỳ bao lâu? Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo biểu quyết bằng hình thức nào?
- Xúi giục, đe dọa người khác phá thai bị xử lý như thế nào? Pháp luật có cấm phá thai hay không?
- Năm cá nhân số 3 năm 2025 có ý nghĩa gì? Cách tính năm cá nhân 2025 theo thần số học chi tiết?
- Xe khách chở quá số lượng người vào dịp Tết Âm lịch từ năm 2025 sẽ bị xử phạt bao nhiêu? Có bị trừ điểm giấy phép lái xe?
- Bài phát biểu chúc Tết của Bí thư Đảng ủy? Tham khảo mẫu bài phát biểu chúc Tết của Bí thư Đảng ủy?