Ai có trách nhiệm quyết định thành lập Hội đồng thường trực để xử lý hàng hóa tồn đọng theo từng năm? Thành phần Hội đồng gồm có những ai?
- Ai có trách nhiệm quyết định thành lập Hội đồng thường trực để xử lý hàng hóa tồn đọng theo từng năm? Thành phần Hội đồng gồm có những ai?
- Hội đồng thường trực để xử lý hàng hóa tồn đọng có được sử dụng con dấu của Cục hải quan không?
- Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ Hội đồng thường trực để xử lý hàng hóa tồn đọng được phép làm những việc gì?
Ai có trách nhiệm quyết định thành lập Hội đồng thường trực để xử lý hàng hóa tồn đọng theo từng năm? Thành phần Hội đồng gồm có những ai?
Căn cứ khoản 1 Điều 9 Thông tư 203/2014/TT-BTC quy định Hội đồng xử lý hàng hóa tồn đọng như sau:
Hội đồng xử lý hàng hóa tồn đọng
1. Cục trưởng Cục Hải quan có trách nhiệm quyết định thành lập Hội đồng thường trực để xử lý hàng hóa tồn đọng theo từng năm. Thành phần Hội đồng thường trực bao gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng: Lãnh đạo Cục Hải quan;
b) Các thành viên:
- Đại diện Sở Tài chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có hàng hóa tồn đọng;
- Lãnh đạo bộ phận chuyên môn nghiệp vụ thuộc Cục Hải quan;
- Đại diện bộ phận quản lý giá - công sản thuộc Sở Tài chính.
- Lãnh đạo doanh nghiệp quản lý hàng tồn đọng;
- Lãnh đạo Chi cục Hải quan;
- Đại diện người vận chuyển (nếu cần).
- Đại diện cơ quan quản lý chuyên ngành của địa phương có liên quan (nếu cần).
Cục trưởng Cục Hải quan quyết định cụ thể các Phó Chủ tịch Hội đồng trong số các thành viên Hội đồng quy định tại điểm này.
Trường hợp cần thiết, Chủ tịch Hội đồng mời đại diện Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan, Cục Quản lý công sản, Cục Quản lý giá) tham gia Hội đồng để xử lý các vụ việc lớn, phức tạp.
2. Đối với các địa bàn hoạt động hải quan ít phát sinh hàng hóa tồn đọng, Cục trưởng Cục Hải quan có thể quyết định thành lập Hội đồng xử lý hàng hóa tồn đọng cho từng vụ việc. Thời hạn thành lập Hội đồng xử lý hàng hóa tồn đọng theo vụ việc là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo của Chi cục Hải quan. Thành phần Hội đồng thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này.
...
Theo đó, Cục trưởng Cục Hải quan có trách nhiệm quyết định thành lập Hội đồng thường trực để xử lý hàng hóa tồn đọng theo từng năm.
Và thành phần Hội đồng thường trực để xử lý hàng hóa tồn đọng bao gồm:
- Chủ tịch Hội đồng: Lãnh đạo Cục Hải quan;
- Các thành viên:
+ Đại diện Sở Tài chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có hàng hóa tồn đọng;
+ Lãnh đạo bộ phận chuyên môn nghiệp vụ thuộc Cục Hải quan;
+ Đại diện bộ phận quản lý giá - công sản thuộc Sở Tài chính.
+ Lãnh đạo doanh nghiệp quản lý hàng tồn đọng;
+ Lãnh đạo Chi cục Hải quan;
+ Đại diện người vận chuyển (nếu cần).
+ Đại diện cơ quan quản lý chuyên ngành của địa phương có liên quan (nếu cần).
Hội đồng thường trực để xử lý hàng hóa tồn đọng (Hình từ Internet)
Hội đồng thường trực để xử lý hàng hóa tồn đọng có được sử dụng con dấu của Cục hải quan không?
Theo khoản 3 Điều 9 Thông tư 203/2014/TT-BTC quy định hội đồng xử lý hàng hóa tồn đọng như sau:
Hội đồng xử lý hàng hóa tồn đọng
...
3. Hội đồng được sử dụng con dấu của Cục Hải quan để thực hiện nhiệm vụ.
...
Như vậy, Hội đồng thường trực khi xử lý hàng hóa tồn đọng được sử dụng con dấu của Cục hải quan để thực hiện nhiệm vụ.
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ Hội đồng thường trực để xử lý hàng hóa tồn đọng được phép làm những việc gì?
Căn cứ khoản 4 Điều 9 Thông tư 203/2014/TT-BTC quy định hội đồng xử lý hàng hóa tồn đọng như sau:
Hội đồng xử lý hàng hóa tồn đọng
...
4. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, Hội đồng được phép:
a) Thành lập các bộ phận chuyên môn giúp việc cho Hội đồng (như: kiểm kê, phân loại hàng hóa tồn đọng, thư ký Hội đồng);
b) Thuê tổ chức, cá nhân có chức năng để thực hiện giám định, định giá, tiêu hủy, bán đấu giá hàng hóa tồn đọng;
c) Thuê chuyên gia trong các lĩnh vực chuyên ngành;
d) Thuê doanh nghiệp tổ chức thực hiện phương án xử lý hàng hóa tồn đọng.
Đối chiếu quy định trên, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ Hội đồng thường trực để xử lý hàng hóa tồn đọng được làm những việc sau:
- Thành lập các bộ phận chuyên môn giúp việc cho Hội đồng (như: kiểm kê, phân loại hàng hóa tồn đọng, thư ký Hội đồng);
- Thuê tổ chức, cá nhân có chức năng để thực hiện giám định, định giá, tiêu hủy, bán đấu giá hàng hóa tồn đọng;
- Thuê chuyên gia trong các lĩnh vực chuyên ngành;
- Thuê doanh nghiệp tổ chức thực hiện phương án xử lý hàng hóa tồn đọng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Nhận xét của chi ủy đối với đảng viên cuối năm? Nhận xét của chi ủy đối với đảng viên được thông báo đến ai?
- Tam tai là gì? Cúng sao giải hạn tam tai có phải mê tín dị đoan không? Hành vi mê tín dị đoan bị xử lý thế nào?
- Nhóm kín, nhóm tele, nhóm zalo chia sẻ link 18+, link quay lén trong group kín thì có bị phạt tù không?
- Chủ đầu tư có phải mua bảo hiểm bắt buộc cho người lao động thi công trên công trường hay không?
- Đảng viên phải tự kiểm điểm, đánh giá chất lượng đảng viên trước chi bộ vào cuối năm đúng không?