Mẫu Bảng dự toán chi phí sửa chữa công trình có chi phí dưới 500 triệu đồng theo Thông tư 14? Tải mẫu tại đâu?
- Mẫu Bảng dự toán chi phí sửa chữa công trình có chi phí dưới 500 triệu đồng?
- Sửa chữa công trình có chi phí thực hiện dưới 500 triệu đồng thì đơn giá sửa chữa có được xác định từ định mức dự toán sửa chữa công trình?
- Hồ sơ bảo dưỡng, sửa chữa công trình là tài sản công có tổng dự toán chi phí sửa chữa dưới 500 triệu đồng gồm các giấy tờ gì?
Mẫu Bảng dự toán chi phí sửa chữa công trình có chi phí dưới 500 triệu đồng?
Mẫu Bảng dự toán chi phí sửa chữa công trình có chi phí dưới 500 triệu đồng là Bảng 2.2 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư 14/2021/TT-BXD, có dạng như sau:
TẢI VỀ: Mẫu Bảng dự toán chi phí sửa chữa công trình có chi phí dưới 500 triệu đồng
Trong đó:
- Vi: lượng vật liệu thứ i (i=1÷n) tính cho một đơn vị khối lượng công tác sửa chữa công trình trong định mức dự toán sửa chữa;
- Givl: giá của một đơn vị vật liệu thứ i (i=1÷n) xác định theo hướng dẫn tại Thông tư hướng dẫn một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng của Bộ Xây dựng;
- Kvl: hệ số tính chi phí vật liệu khác (nếu có) so với tổng chi phí vật liệu chủ yếu xác định trong định mức dự toán sửa chữa;
- N: lượng hao phí lao động tính bằng ngày công trực tiếp theo cấp bậc bình quân cho một đơn vị khối lượng công tác sửa chữa công trình xác định theo định mức dự toán sửa chữa;
- Gnc: đơn giá nhân công của công nhân trực tiếp xây dựng được xác định theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng;
- Mi: lượng hao phí ca máy của loại máy, thiết bị thi công chính thứ i (i=1÷n) tính cho một đơn vị khối lượng công tác sửa chữa công trình trong định mức dự toán sửa chữa;
- Gimtc: giá ca máy của loại máy, thiết bị thi công chính thứ i (i=1÷n) theo bảng giá ca máy và thiết bị thi công của công trình hoặc giá thuê máy xác định theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng;
- Kmtc: hệ số tính chi phí máy khác (nếu có) so với tổng chi phí máy, thiết bị thi công chủ yếu xác định trong định mức dự toán sửa chữa.
Mẫu Bảng dự toán chi phí sửa chữa công trình có chi phí dưới 500 triệu đồng theo Thông tư 14? Tải mẫu tại đâu? (Hình từ Internet)
Sửa chữa công trình có chi phí thực hiện dưới 500 triệu đồng thì đơn giá sửa chữa có được xác định từ định mức dự toán sửa chữa công trình?
Theo điểm a khoản 4 Điều 3 Thông tư 14/2021/TT-BXD quy định trường hợp sửa chữa công trình có chi phí thực hiện dưới 500 triệu đồng thì dự toán chi phí sửa chữa công trình.
Trong đó, chi phí sửa chữa được xác định trên cơ sở khối lượng và đơn giá sửa chữa công trình.
Trường hợp sửa chữa định kỳ công trình thì khối lượng các công tác sửa chữa được xác định căn cứ thiết kế sửa chữa, kế hoạch sửa chữa và quy trình bảo trì của công trình xây dựng được phê duyệt. Trường hợp sửa chữa đột xuất công trình thì khối lượng các công tác sửa chữa được xác định căn cứ tình trạng công trình thực tế cần sửa chữa, hồ sơ thiết kế sửa chữa và các yêu cầu khác có liên quan.
Đơn giá sửa chữa công trình được xác định từ định mức dự toán sửa chữa và giá các yếu tố chi phí hoặc được xác định trên cơ sở giá thị trường hoặc theo giá tương tự ở các công trình đã thực hiện.
Trường hợp đơn giá sửa chữa công trình được xác định từ định mức dự toán sửa chữa và giá các yếu tố chi phí, chi phí trực tiếp (chi phí vật liệu, nhân công, máy và thiết bị thi công) xác định theo quy định tại Thông tư hướng dẫn một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng của Bộ Xây dựng.
Chi phí gián tiếp xác định bằng 10% của chi phí trực tiếp. Thu nhập chịu thuế tính trước tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) của chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp trong đơn giá sửa chữa công trình.
Định mức tỷ lệ (%) thu nhập chịu thuế tính trước xác định theo hướng dẫn tại Thông tư hướng dẫn một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng của Bộ Xây dựng. Trường hợp đơn giá sửa chữa công trình xác định trên cơ sở giá thị trường hoặc theo giá tương tự ở các công trình đã thực hiện thì đơn giá có thể gồm các khoản mục chi phí gián tiếp và thu nhập chịu thuế tính trước.
Hồ sơ bảo dưỡng, sửa chữa công trình là tài sản công có tổng dự toán chi phí sửa chữa dưới 500 triệu đồng gồm các giấy tờ gì?
Theo khoản 2 Điều 5 Thông tư 65/2021/TT-BTC có quy định:
Quản lý, sử dụng kinh phí bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công
...
2. Thông tư này hướng dẫn thêm một số quy định đối với kinh phí bảo dưỡng, sửa chữa công trình, thiết bị công trình xây dựng như sau:
a) Khi phân bổ dự toán kinh phí bảo dưỡng, sửa chữa công trình, thiết bị công trình xây dựng, hồ sơ tài liệu kèm theo gồm: Quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền và các hồ sơ liên quan (nếu có); thuyết minh cụ thể các nội dung: Tiêu chuẩn định mức kinh tế - kỹ thuật bảo dưỡng, sửa chữa; tên tài sản công cần bảo dưỡng, sửa chữa; thời gian bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công gần nhất; lý do, mục tiêu, khối lượng bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công; kinh phí phân bổ; dự kiến thời gian thực hiện và thời gian hoàn thành;
b) Khi kiểm soát chi, tạm ứng, thanh toán kinh phí sửa chữa công trình, thiết bị công trình xây dựng: Thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 35 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng; cụ thể:
- Đối với trường hợp sửa chữa công trình, thiết bị công trình xây dựng có dự toán chi phí sửa chữa dưới 500 triệu đồng: Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quản lý tài sản công phê duyệt kế hoạch sửa chữa, trong đó thuyết minh đầy đủ các nội dung nêu tại điểm a khoản 2 Điều này;
- Đối với trường hợp sửa chữa công trình, thiết bị công trình xây dựng có dự toán chi phí sửa chữa từ 500 triệu đồng trở lên: Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quản lý tài sản công tổ chức lập, trình thẩm định và phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật hoặc dự án đầu tư xây dựng theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng công trình.
Theo đó hồ sơ tài liệu bảo dưỡng, sửa chữa công trình có tổng dự toán chi phí sửa chữa dưới 500 triệu đồng gồm:
- Quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền;
- Các hồ sơ liên quan (nếu có);
- Thuyết minh cụ thể các nội dung:
+ Tiêu chuẩn định mức kinh tế - kỹ thuật bảo dưỡng, sửa chữa;
+ Tên tài sản công cần bảo dưỡng, sửa chữa;
+ Thời gian bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công gần nhất;
+ Lý do, mục tiêu, khối lượng bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công;
+ Kinh phí phân bổ;
+ Dự kiến thời gian thực hiện và thời gian hoàn thành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hoàn thuế giá trị gia tăng là gì? Các trường hợp được hoàn thuế GTGT từ 1/7/2025 như thế nào?
- Định hướng sắp xếp, cơ cấu đối với các cơ sở đặc thù của Hà Nội và TPHCM theo Công văn 24 ra sao?
- Mẫu Tổng hợp kết quả thực hiện kết luận thanh tra hành chính mới nhất? Hướng dẫn cách ghi biểu mẫu?
- Ý nghĩa mẫu biểu trưng kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam? Khẩu hiệu tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam 22 12?
- Mẫu Bảng dự toán chi phí sửa chữa công trình có chi phí dưới 500 triệu đồng theo Thông tư 14? Tải mẫu tại đâu?