Mẫu bài phát biểu kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam 28/7? Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam 28/7 được tổ chức ra sao?
- Mẫu bài phát biểu kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam 28/7? Ngày thành lập công đoàn bắt đầu năm nào?
- Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam 28/7 sẽ được tổ chức theo quy định của năm tròn hay năm khác?
- Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam 28/7 được tổ chức như thế nào?
Mẫu bài phát biểu kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam 28/7? Ngày thành lập công đoàn bắt đầu năm nào?
>>> Xem thêm: Chủ tịch Công đoàn Việt Nam đầu tiên là ai?
>>> Xem thêm: Lịch sử thành lập Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam 28/7?
Căn cứ theo khoản 3 Mục 1 Đề cương tuyên truyền đại hội 13 Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 - 2028 ban hành kèm theo Hướng dẫn 117-HD/BTGTW năm 2023, tại Đại hội V Công đoàn Việt Nam (nhiệm kỳ 1983 - 1988) họp từ ngày 16 - 18/11/1983 tại Thủ đô Hà Nội, Đại hội đã nhất trí lấy ngày 28/7/1929, ngày thành lập Tổng Công hội đỏ Bắc kỳ làm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam.
Theo quy định vừa nêu thì Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam 28/7 bắt đầu từ năm 1929.
* Một số mẫu bài phát biểu Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam 28/7:
>>> Tải mẫu bài phát biểu Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam số 1: Tại đây
Kính thưa các vị đại biểu, quý vị khách mời và toàn thể anh chị em cán bộ, đoàn viên, người lao động! Hôm nay, chúng ta long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam lần thứ 95. Đây là sự kiện trọng đại, đánh dấu chặng đường 95 năm xây dựng và phát triển của tổ chức Công đoàn, đồng thời là dịp để chúng ta ôn lại truyền thống vẻ vang của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam, tri ân những thế hệ đi trước đã có công lao to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. ... |
>>> Mẫu bài phát biểu Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam số 2: Tại đây
Kính thưa quý vị đại biểu, quý vị khách mời và toàn thể anh chị em cán bộ, đoàn viên, người lao động! Hôm nay, chúng ta long trọng kỷ niệm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam lần thứ 95. Đây là dịp để chúng ta ôn lại truyền thống vẻ vang của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam, tri ân những thế hệ đi trước đã có công lao to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trải qua 95 năm xây dựng và phát triển, Công đoàn Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn: ... |
>>> Mẫu bài phát biểu Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam số 3: Tại đây
Kính thưa Ban Giám đốc, quý vị khách quý và toàn thể cán bộ, nhân viên Công ty [Tên công ty]! Hôm nay, trong niềm hân hoan chung của cả nước, chúng ta long trọng kỷ niệm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam lần thứ 95. Đây là dịp để chúng ta ôn lại truyền thống vẻ vang của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam, đồng thời tri ân những thế hệ đi trước đã có công lao to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đối với Công ty [Tên công ty], Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam còn là dịp để chúng ta nhìn lại chặng đường đã qua, với những thành tựu và đóng góp to lớn của tổ chức Công đoàn trong sự nghiệp phát triển của công ty. ... |
Lưu ý: Mẫu kỷ niệm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam 28/7 trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Mẫu bài phát biểu Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam 28/7? Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam 28/7 được tổ chức ra sao? (Hình từ Internet)
Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam 28/7 sẽ được tổ chức theo quy định của năm tròn hay năm khác?
Bên cạnh đó, tại Điều 3 Nghị định 111/2018/NĐ-CP có định nghĩa về năm tròn, năm khác như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
1. Ngày thành lập là ngày có ý nghĩa lịch sử, đánh dấu sự ra đời bằng văn bản thành lập của cơ quan có thẩm quyền.
2. Ngày truyền thống là ngày đánh dấu một sự kiện đáng ghi nhớ, quá trình hình thành hoặc phát triển được ghi nhận, có tính kế thừa, liên tục.
3. Ngày hưởng ứng là ngày được xác định thời gian (ngày, giờ) cụ thể, tập trung vào một chủ đề nhất định để tổ chức các hoạt động nhằm kêu gọi cộng đồng hưởng ứng và thể hiện sự đồng tình ủng hộ bằng hành động.
4. Ngày tái lập là ngày đánh dấu sự thành lập lại bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền sau quá trình chia tách, sát nhập, giải thể.
5. Năm tròn là năm có chữ số cuối cùng là “0”.
6. Năm khác là năm có các chữ số cuối cùng còn lại.
Như vậy, Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam 28/7 sẽ được tổ chức theo "Năm khác".
Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam 28/7 được tổ chức như thế nào?
Căn Điều 4 Nghị định 111/2018/NĐ-CP quy định về nguyên tắc tổ chức lễ kỷ niệm ngày thành lập như sau:
Nguyên tắc tổ chức kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống
1. Các hoạt động kỷ niệm được tổ chức trang trọng, an toàn, tiết kiệm, không phô trương, hình thức.
2. Chỉ tổ chức kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống khi có văn bản thành lập hoặc quyết định công nhận của cơ quan có thẩm quyền.
3. Chỉ được tổ chức lễ kỷ niệm vào năm tròn. Trường hợp bộ, ngành, cấp tỉnh đồng thời có ngày thành lập, ngày tái lập, ngày truyền thống thì chỉ được lựa chọn một trong các ngày trên để tổ chức kỷ niệm.
4. Không tặng quà và tổ chức chiêu đãi trong các hoạt động kỷ niệm.
Ngoài ra, tại Điều 9 Nghị định 111/2018/NĐ-CP cũng có quy định như sau:
Tổ chức kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống
1. Năm tròn
a) Bộ, ngành, cấp tỉnh tổ chức kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm, trong đó xác định về thời gian, địa điểm, chương trình, thành phần của lễ kỷ niệm;
b) Phê duyệt kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm:
- Bộ trưởng, người đứng đầu ngành cơ quan trung ương phê duyệt kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm của bộ, ngành;
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm của cấp tỉnh và tại địa phương.
c) Người đứng đầu bộ, ngành, cấp tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức lễ kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống theo kế hoạch đã được phê duyệt và chịu trách nhiệm về việc tổ chức lễ kỷ niệm bảo đảm trang trọng, thiết thực, hiệu quả và tiết kiệm.
2. Năm khác: Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, thi đua, hội thảo, tọa đàm và các hoạt động thiết thực khác kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống. Không tổ chức lễ kỷ niệm.
3. Kinh phí tổ chức ngày thành lập, ngày truyền thống được cân đối bố trí trong dự toán chi thường xuyên hằng năm của các cơ quan, địa phương theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.
Như vậy, trong ngày kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam 28/7, Công đoàn và các cơ quan, tổ chức có liên quan sẽ tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, thi đua, hội thảo, tọa đàm và các hoạt động thiết thực khác để kỷ niệm ngày này.
Lưu ý: Vì tổ chức theo "Năm khác" nên kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam 28/7 sẽ không có lễ kỷ niệm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu quyết định thay đổi thư ký trước khi mở phiên Tòa hình sự là mẫu nào? Tải mẫu và hướng dẫn viết?
- Mẫu quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung dùng cho Hội đồng xét xử trong tố tụng hình sự? Tải mẫu và hướng dẫn viết?
- Tải mẫu biên bản phiên tòa hình sự giám đốc thẩm mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu biên bản phiên tòa hình sự giám đốc thẩm?
- Thành viên sáng lập quỹ tín dụng nhân dân là cá nhân phải đáp ứng điều kiện gì? Thành viên sáng lập có nghĩa vụ như thế nào?
- Mẫu biên bản nghiệm thu giàn giáo của công trình xây dựng mới nhất? Giàn giáo phải được thiết kế thế nào?