Mã HS là gì? Danh mục Mã HS của sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng được quy định như thế nào?

Mã HS là gì? Danh mục Mã HS của sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng được quy định như thế nào? Nguyên liệu nào không được sử dụng cho chế tạo các sản phẩm vật liệu xây dựng? Phương thức nào được dùng để đánh giá tính hợp quy của sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng?

Mã HS là gì?

Theo tiểu mục 1.3 Phần 1 Quy chuẩn kỹ thuật QCVN 16:2023/BXD về Sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng ban hành kèm Thông tư 04/2023/TT-BXD quy định như sau:

1.3. Giải thích từ ngữ
Trong Quy chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1.3.1. Cơ quan kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng là cơ quan được phân công, phân cấp thực hiện nhiệm vụ kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Xây dựng (sau đây viết tắt là cơ quan kiểm tra). Cơ quan kiểm tra tại địa phương là Sở Xây dựng.
1.3.2. Sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng nhóm 2 là sản phẩm, hàng hóa trong điều kiện vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng hợp lý và đúng mục đích vẫn tiềm ẩn khả năng gây hại cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường.
1.3.3. Mã HS là mã số phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu ghi trong Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành.
1.3.4. Lô sản phẩm là tập hợp một loại sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng có cùng thông số kỹ thuật và được sản xuất cùng một đợt trên cùng một dây chuyền công nghệ.
...

Theo đó, Mã HS là mã số phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu ghi trong Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành.

Mã HS là gì? Danh mục Mã HS của sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng được quy định như thế nào?

Mã HS là gì? Danh mục Mã HS của sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng được quy định như thế nào? (hình từ internet)

Nguyên liệu nào không được sử dụng cho chế tạo các sản phẩm vật liệu xây dựng? Mang Mã HS nào?

Theo tiểu mục 2.1 Phần 2 Quy chuẩn kỹ thuật QCVN 16:2023/BXD về Sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng ban hành kèm Thông tư 04/2023/TT-BXD quy định không sử dụng nguyên liệu amiăng amfibôn (tên viết khác amfibole) cho chế tạo các sản phẩm vật liệu xây dựng. Nhóm amiăng amfibôn bị cấm sử dụng gồm 05 loại sau:

- Crocidolite (amiăng xanh): Mã hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (Mã HS): 2524.10.00

+ Dạng sợi, màu xanh, công thức hóa học: 3H2O.2Na2O. 6(Fe2,Mg)O.2Fe2O3.17SiO2;

- Amosite (amiăng nâu): Mã HS: 2524.90.00

+ Dạng sợi, màu nâu, công thức hóa học: 5,5FeO.1,5MgO. 8SiO2.H2O;

- Anthophilite: Mã HS: 2524.90.00

+ Dạng sợi, có màu, công thức hóa học: 7(Mg,Fe)O.8SiO2(OH)2;

- Actinolite: Mã HS: 2524.90.00

+ Dạng sợi, có màu, công thức hóa học: 2CaO.4MgO.FeO.8SiO2.H2O;

- Tremolite: Mã HS: 2524.90.00

+ Dạng sợi, có màu, công thức hóa học: 2CaO.5MgO.8SiO2.H2O.

Danh mục Mã HS của sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng được quy định như thế nào?

Danh mục Mã HS của sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng được quy định tại tiểu mục 2.2 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật QCVN 16:2023/BXD về Sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng ban hành kèm Thông tư 04/2023/TT-BXD, cụ thể như sau:

Tải về Danh mục Mã HS của sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng mới nhất hiện nay

Phương thức nào được dùng để đánh giá tính hợp quy của sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng?

Theo tiểu mục 3.1 Phần 3 Quy chuẩn kỹ thuật QCVN 16:2023/BXD về Sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng ban hành kèm Thông tư 04/2023/TT-BXD quy định như sau:

PHẦN 3. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ
3.1. Quy định về chứng nhận hợp quy
3.1.1. Việc chứng nhận hợp quy cho các sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng ở Bảng 1 Phần 2 của Quy chuẩn này được thực hiện theo các phương thức đánh giá nêu tại khoản 3.1.2.
3.1.2. Các phương thức đánh giá chứng nhận hợp quy được quy định tại Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Quy định về Công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn (sau đây gọi tắt là Thông tư 28/2012/TT-BKHCN) và Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN ngày 31/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN (sau đây gọi tắt là Thông tư 02/2017/TT-BKHCN), cụ thể như sau:
- Phương thức 1: Thử nghiệm mẫu điển hình.
Hiệu lực của Giấy chứng nhận hợp quy không quá 01 năm. Giấy chứng nhận hợp quy chỉ có giá trị đối với kiểu, loại sản phẩm, hàng hóa được lấy mẫu thử nghiệm.
Hàng hóa vật liệu xây dựng nhập khẩu áp dụng phương thức này khi:
+ Cơ sở sản xuất tại nước ngoài đã được cấp chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001 đối với lĩnh vực sản xuất sản phẩm vật liệu xây dựng này và chứng chỉ đang còn hiệu lực
+ Giám sát thông qua việc thử nghiệm mẫu mỗi lần nhập khẩu.
- Phương thức 5: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất.
Hiệu lực của Giấy chứng nhận hợp quy không quá 3 năm và giám sát hàng năm thông qua việc thử nghiệm mẫu tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất.
Phương thức này áp dụng đối với các loại sản phẩm được sản xuất bởi cơ sở sản xuất trong nước hoặc nước ngoài đã xây dựng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng nhằm đảm bảo duy trì ổn định chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
- Phương thức 7: Thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa.
Hiệu lực của Giấy chứng nhận hợp quy chỉ có giá trị cho lô sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng sản xuất, nhập khẩu.

Như vậy, việc đánh giá tính hợp quy của sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng được thực hiện thông qua một trong những phương thức sau:

- Phương thức 1: Thử nghiệm mẫu điển hình.

- Phương thức 5: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất.

- Phương thức 7: Thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa.

Mã hs
Hàng hóa xuất nhập khẩu
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mã HS là gì? Danh mục Mã HS của sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng được quy định như thế nào?
Pháp luật
Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu khi chuyển tiêu thụ nội địa có cần phải được cơ quan cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu đồng ý không?
Pháp luật
Danh mục HS là gì? Trường hợp nào phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu cần sử dụng chú giải chi tiết Danh mục HS?
Pháp luật
Hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu có thể nhập khẩu, xuất khẩu trong trường hợp nào?
Pháp luật
Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu nào được thực hiện việc giao nhận trước, đăng ký tờ khai hải quan sau?
Pháp luật
Đồng tiền khai thuế, nộp thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu? Thời hạn nộp thuế khi hàng hóa phát sinh số tiền thuế phải nộp sau thông quan?
Pháp luật
Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành hải quan là gì? Kiểm tra chuyên ngành hải quan là gì?
Pháp luật
Cơ quan hải quan có quyền hạn và trách nhiệm gì trong việc kiểm tra giám sát đối với hàng hóa xuất nhập khẩu có yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ?
Pháp luật
Kho CFS (Container Freight Station) là gì? Địa điểm thu gom hàng lẻ được thành lập tại địa bàn nào?
Pháp luật
Có áp dụng nhiều lần các biện pháp quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu đối với khu vực hải quan riêng không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Mã hs
Phạm Thị Xuân Hương Lưu bài viết
47 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Mã hs Hàng hóa xuất nhập khẩu
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào