Lưu học sinh Lào sang Việt Nam tham gia đào tạo dài hạn theo diện Hiệp định thì có thời gian là bao nhiêu tháng?
- Lưu học sinh Lào sang Việt Nam tham gia đào tạo dài hạn theo diện Hiệp định thì có thời gian là bao nhiêu tháng?
- Mức hỗ trợ trang cấp ban đầu của lưu học sinh Lào sang Việt Nam tham gia đào tạo dài hạn theo diện Hiệp định là bao nhiêu?
- Lưu học sinh Lào sang Việt Nam tham gia đào tạo dài hạn theo diện Hiệp định có được hỗ trợ chi phí đi lại không?
Lưu học sinh Lào sang Việt Nam tham gia đào tạo dài hạn theo diện Hiệp định thì có thời gian là bao nhiêu tháng?
Lưu học sinh Lào sang Việt Nam tham gia đào tạo dài hạn theo diện Hiệp định thì có thời gian được quy định tại khoản 3 Điều 2 Thông tư 75/2023/TT-BTC (Có hiệu lực từ ngày 01/01/2024) như sau:
3. Đào tạo dài hạn: gồm các hệ đào tạo trung học phổ thông; trung cấp, cao đẳng nghề; đại học và sau đại học theo quy định, có thời gian đào tạo từ 12 tháng trở lên; và các khóa bồi dưỡng tiếng Việt để thi tuyển, xét tuyển vào các hệ này.
Như vậy, lưu học sinh Lào sang Việt Nam tham gia đào tạo dài hạn theo diện Hiệp định thì có thời gian là 12 tháng trở lên.
Trước đây, lưu học sinh Lào sang Việt Nam tham gia đào tạo dài hạn theo diện Hiệp định thì có thời gian là bao nhiêu tháng, thì theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Thông tư 24/2018/TT-BTC (Hết hiệu lực từ ngày 01/01/2024) như sau:
1. Hiệp định: là Hiệp định, Biên bản kỳ họp Ủy ban liên Chính phủ được ký kết giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ Lào, Chính phủ Campuchia.
2. Lưu học sinh: là cán bộ, học sinh, sinh viên Lào, Campuchia vào Việt Nam học tập theo Hiệp định.
3. Đào tạo dài hạn: gồm các hệ đào tạo trung học, đại học và sau đại học theo quy định, có thời gian đào tạo từ 12 tháng trở lên.
4. Đào tạo ngắn hạn: là các khoá đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức chuyên môn có thời gian đào tạo dưới 12 tháng.
Như vậy, theo quy định trên thì lưu học sinh Lào sang Việt Nam tham gia đào tạo dài hạn theo diện Hiệp định sẽ có thời gian đào tạo từ 12 tháng trở lên.
Lưu học sinh Lào sang Việt Nam tham gia đào tạo dài hạn theo diện Hiệp định thì có thời gian là bao nhiêu tháng? (Hình từ Internet)
Mức hỗ trợ trang cấp ban đầu của lưu học sinh Lào sang Việt Nam tham gia đào tạo dài hạn theo diện Hiệp định là bao nhiêu?
Mức hỗ trợ trang cấp ban đầu của lưu học sinh Lào sang Việt Nam tham gia đào tạo dài hạn theo diện Hiệp định là bao nhiêu, thì theo khoản 1 Điều 6 Thông tư 75/2023/TT-BTC (Có hiệu lực từ ngày 01/01/2024) như sau:
Hỗ trợ trang cấp ban đầu
1. Định mức hỗ trợ
a) Lưu học sinh hệ đào tạo dài hạn: 5.800.000 đồng/người.
b) Lưu học sinh hệ đào tạo ngắn hạn: 4.650.000 đồng/người.
c) Lưu học sinh khối quốc phòng, an ninh, cơ yếu, được cấp bổ sung chênh lệch quân trang trị giá: 100.000 đồng/người/tháng.
...
Như vậy, mức hỗ trợ trang cấp ban đầu của lưu học sinh Lào sang Việt Nam tham gia đào tạo dài hạn theo diện Hiệp định là 5.800.000 đồng/người.
Trước đây, mức hỗ trợ trang cấp ban đầu của lưu học sinh Lào sang Việt Nam tham gia đào tạo dài hạn theo diện Hiệp định được quy định tại điểm a khoản 2 Điều 6 Thông tư 24/2018/TT-BTC (Hết hiệu lực từ ngày 01/01/2024) về hỗ trợ trang cấp ban đầu như sau:
Hỗ trợ trang cấp ban đầu
1. Nội dung chi
a) Hỗ trợ trang cấp cá nhân cần thiết ban đầu được cơ sở đào tạo cấp một lần cho một lưu học sinh để sử dụng trong cả khoá học bao gồm các vật dụng cần thiết như chăn, màn, chậu rửa, quần áo...Trường hợp bị mất hoặc hư hỏng, lưu học sinh không cấp lại.
b) Lưu học sinh đã được hỗ trợ trang cấp cá nhân ban đầu khi sang học tiếng Việt để thi tuyển vào các bậc học thì sẽ không được hỗ trợ trang cấp cá nhân ban đầu khi vào bậc học chính thức.
2. Định mức hỗ trợ
a) Lưu học sinh hệ đào tạo dài hạn: 4.480.000 đồng/người.
b) Lưu học sinh hệ đào tạo ngắn hạn: 3.580.000 đồng/người.
c) Lưu học sinh khối quốc phòng, an ninh, cơ yếu, được cấp bổ sung chênh lệch quân trang trị giá 55.000 đồng/người/tháng.
3. Nguyên tắc chi
Kinh phí hỗ trợ trang cấp ban đầu được cấp qua cơ sở đào tạo để hỗ trợ trực tiếp cho lưu học sinh.
Như vậy, theo quy định trên thì mức hỗ trợ trang cấp ban đầu của lưu học sinh Lào sang Việt Nam tham gia đào tạo dài hạn theo diện Hiệp định là 4.480.000 đồng/người.
Lưu học sinh Lào sang Việt Nam tham gia đào tạo dài hạn theo diện Hiệp định có được hỗ trợ chi phí đi lại không?
Lưu học sinh Lào sang Việt Nam tham gia đào tạo dài hạn theo diện Hiệp định có được hỗ trợ chi phí đi lại không, thì theo khoản 1 Điều 7 Thông tư 75/2023/TT-BTC (Có hiệu lực từ ngày 01/01/2024) như sau:
Hỗ trợ chi phí đi lại
1. Đối với lưu học sinh hệ dài hạn tập trung, hệ ngắn hạn: được hỗ trợ 01 vé máy bay khứ hồi hạng phổ thông (vé sang Việt Nam khi nhập học và vé lượt về nước khi tốt nghiệp) và lệ phí sân bay, cước hành lý thêm ngoài vé (20kg) theo thực tế theo tuyến đường tiết kiệm chi phí nhất.
...
Như vậy, lưu học sinh Lào sang Việt Nam tham gia đào tạo dài hạn tập trung theo diện Hiệp định được hỗ trợ chi phí đi lại cụ thể là được hỗ trợ 01 vé máy bay khứ hồi hạng phổ thông (vé sang Việt Nam khi nhập học và vé lượt về nước khi tốt nghiệp) và lệ phí sân bay, cước hành lý thêm ngoài vé (20kg) theo thực tế theo tuyến đường tiết kiệm chi phí nhất.
Trước đây, lưu học sinh Lào sang Việt Nam tham gia đào tạo dài hạn theo diện Hiệp định có được hỗ trợ chi phí đi lại không, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 24/2018/TT-BTC (Hết hiệu lực từ ngày 01/01/2024) về chi phí đi lại như sau:
Chi phí đi lại
1. Đối với lưu học sinh hệ dài hạn tập trung, hệ ngắn hạn: 01 vé máy bay khứ hồi hạng phổ thông (vé sang Việt Nam khi nhập học và vé lượt về nước khi tốt nghiệp) và lệ phí sân bay, cước hành lý thêm ngoài vé (20kg) theo thực tế theo tuyến đường tiết kiệm chi phí nhất.
Trường hợp học sinh tự lựa chọn phương tiện khác (không phải phương tiện máy bay) thì được thanh toán giá vé theo thực tế ghi tại hoá đơn thu tiền của phương tiện đi lại. Giá vé không cao hơn giá vé máy bay hạng phổ thông thấp nhất từ điểm đi đến điểm đến.
2. Đối với hệ cao học chính quy không tập trung: Mỗi kỳ học tập trung học sinh được hỗ trợ một lượt vé đi hoặc một lượt vé về. Trường hợp cơ sở đào tạo tổ chức đưa đón tập trung từ/đến cửa khẩu cho lưu học sinh và được lưu học sinh nhất trí thì thanh toán chi phí đi lại từ/đến cửa khẩu theo thực chi, không quá 50% giá vé máy bay hạng phổ thông thấp nhất từ điểm đi đến điểm đến.
Như vậy, theo quy định trên thì lưu học sinh Lào sang Việt Nam tham gia đào tạo dài hạn tập trung theo diện Hiệp định thì được hỗ trợ chi phí đi lại như sau: 01 vé máy bay khứ hồi hạng phổ thông (vé sang Việt Nam khi nhập học và vé lượt về nước khi tốt nghiệp) và lệ phí sân bay, cước hành lý thêm ngoài vé (20kg) theo thực tế theo tuyến đường tiết kiệm chi phí nhất.
Trường hợp học sinh tự lựa chọn phương tiện khác (không phải phương tiện máy bay) thì được thanh toán giá vé theo thực tế ghi tại hoá đơn thu tiền của phương tiện đi lại. Giá vé không cao hơn giá vé máy bay hạng phổ thông thấp nhất từ điểm đi đến điểm đến.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giáo viên tại Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập có được tham gia vào các lớp đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ không?
- Cơ sở kinh doanh tuyển người chịu trách nhiệm về an ninh trật tự cần phải không thuộc những trường hợp nào?
- Xe ô tô chở khách trên 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu về hành trình tối thiểu 1 năm từ 1/1/2025 đúng không?
- Ai có quyền yêu cầu người có thông tin liên quan đến hành vi trốn thuế cung cấp thông tin theo quy định?
- Người có trách nhiệm chăm sóc lại ép buộc trẻ em xem phim 18+ trình diễn khiêu dâm bị phạt mấy năm tù?