Lương công chức loại C3 là bao nhiêu? Mức lương thấp nhất và cao nhất của công chức loại C3 là bao nhiêu?
Lương công chức loại C3 là bao nhiêu? Mức lương thấp nhất và cao nhất của công chức loại C3 là bao nhiêu?
Hiện nay, mức lương cơ sở là 1.800.000 đồng/tháng theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP.
Theo hướng dẫn tại Thông tư 10/2023/TT-BNV, lương của cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang được tính bằng lương cơ sở nhân hệ số lương hiện hưởng. Hệ số lương được tính theo ngạch bậc của từng nhóm công chức.
Mức lương công chức loại C - Nhóm 3 (Công chức loại C3) được căn cứ theo STT 6 Bảng 2 - Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong cơ quan nhà nước ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP (được bổ sung bởi điểm đ khoản 2 Điều 1 Nghị định 17/2013/NĐ-CP) như sau:
Nhóm 3 (C3) | Hệ số lương | Mức lương |
Bậc 1 | 1.35 | 2.430.000 |
Bậc 2 | 1.53 | 2.754.000 |
Bậc 3 | 1.71 | 3.078.000 |
Bậc 4 | 1.89 | 3.402.000 |
Bậc 5 | 2.07 | 3.726.000 |
Bậc 6 | 2.25 | 4.050.000 |
Bậc 7 | 2.43 | 4.374.000 |
Bậc 8 | 2.61 | 4.698.000 |
Bậc 9 | 2.79 | 5.022.000 |
Bậc 10 | 2.97 | 5.346.000 |
Bậc 11 | 3.15 | 5.670.000 |
Bậc 12 | 3.33 | 5.994.000 |
Căn cứ theo bảng lương nêu trên thì mức lương cao nhất của công chức loại C3 là 5.994.000 đồng/tháng và thấp nhất là 2.430.000 đồng/tháng.
Lương công chức loại C3 là bao nhiêu? Mức lương thấp nhất và cao nhất của công chức loại C3 là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Công chức loại C3 được nâng bậc lương thường xuyên khi đáp ứng những tiêu chuẩn nào?
Tiêu chuẩn nâng bậc lương thường xuyên đối với cán bộ, công chức được căn cứ theo điểm a khoản 2 Điều 2 Thông tư 08/2013/TT-BNV (được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 03/2021/TT-BNV) như sau:
Chế độ nâng bậc lương thường xuyên
...
2. Tiêu chuẩn nâng bậc lương thường xuyên:
Đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư này có đủ điều kiện thời gian giữ bậc trong ngạch hoặc trong chức danh quy định tại Khoản 1 Điều này và qua đánh giá đạt đủ 02 tiêu chuẩn sau đây trong suốt thời gian giữ bậc lương thì được nâng một bậc lương thường xuyên:
a) Đối với cán bộ, công chức:
- Tiêu chuẩn 1: Được cấp có thẩm quyền đánh giá và xếp loại chất lượng ở mức từ hoàn thành nhiệm vụ trở lên;
- Tiêu chuẩn 2: Không vi phạm kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức.
b) Đối với viên chức và người lao động:
- Tiêu chuẩn 1: Được cấp có thẩm quyền đánh giá từ mức hoàn thành nhiệm vụ trở lên;
- Tiêu chuẩn 2: Không vi phạm kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, cách chức.
...
Căn cứ trên quy định công chức loại C3 có đủ điều kiện thời gian giữ bậc trong ngạch quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư 08/2013/TT-BNV (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 03/2021/TT-BNV) và qua đánh giá đạt đủ 02 tiêu chuẩn sau đây trong suốt thời gian giữ bậc lương thì được nâng bậc lương thường xuyên:
- Tiêu chuẩn 01: Được cấp có thẩm quyền đánh giá và xếp loại chất lượng ở mức từ hoàn thành nhiệm vụ trở lên;
- Tiêu chuẩn 02: Không vi phạm kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức.
Thời gian công chức loại C3 phục vụ tại ngũ có được tính vào thời gian để xét nâng bậc lương không?
Các trường hợp được tính vào thời gian để xét nâng bậc lương thường xuyên được căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 2 Thông tư 08/2013/TT-BNV (được bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 03/2021/TT-BNV) như sau:
Chế độ nâng bậc lương thường xuyên
Đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư này, nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch công chức (sau đây gọi là ngạch), trong chức danh nghề nghiệp viên chức, chức danh chuyên gia cao cấp và chức danh chuyên môn, nghiệp vụ ngành Tòa án, ngành Kiểm sát (sau đây gọi là chức danh) hiện giữ, thì được xét nâng một bậc lương thường xuyên khi có đủ điều kiện thời gian giữ bậc trong ngạch hoặc trong chức danh và đạt đủ tiêu chuẩn nâng bậc lương thường xuyên quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này trong suốt thời gian giữ bậc lương như sau:
1. Điều kiện thời gian giữ bậc trong ngạch hoặc trong chức danh:
...
b) Các trường hợp được tính vào thời gian để xét nâng bậc lương thường xuyên, gồm:
- Thời gian nghỉ làm việc được hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật về lao động;
- Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
- Thời gian nghỉ ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hưởng bảo hiểm xã hội cộng dồn từ 6 tháng trở xuống (trong thời gian giữ bậc) theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
- Thời gian được cấp có thẩm quyền quyết định cử đi làm chuyên gia, đi học, thực tập, công tác, khảo sát ở trong nước, ở nước ngoài (bao gồm cả thời gian đi theo chế độ phu nhân, phu quân theo quy định của Chính phủ) nhưng vẫn trong danh sách trả lương của cơ quan, đơn vị.
- Thời gian cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tham gia phục vụ tại ngũ theo Luật Nghĩa vụ quân sự.
...
Theo quy định nêu trên thì thời gian công chức loại C3 phục vụ tại ngũ vẫn được tính vào thời gian để xét nâng bậc lương thường xuyên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Gợi ý quà Tết dương lịch 2025? Những món quà tặng Tết dương lịch 2025 ý nghĩa? Tết Dương lịch 2025 vào ngày mấy âm lịch?
- Lịch Vạn niên tháng 1/2025 đầy đủ, chi tiết nhất? Lịch âm dương tháng 1/2025 bắt đầu và kết thúc vào ngày nào?
- Luật Tố tụng hành chính quy định những gì và áp dụng cho những hoạt động nào? Quy định về việc tuân thủ pháp luật trong tố tụng hành chính?
- Danh mục hồ sơ hoàn công công trình xây dựng theo Nghị định 06 gồm những gì? Thời hạn lưu trữ hồ sơ?
- Cục cảnh sát giao thông có tiếp nhận vụ tai nạn giao thông do Cảnh sát giao thông xác minh, điều tra, giải quyết không?