Lương cơ bản của người lao động có phải lương dùng để đóng thuế TNCN hay không? Những khoản trợ cấp, phụ cấp nào không chịu thuế TNCN?

Cho hỏi theo quy định hiện nay thì mức lương cơ bản của người lao động có phải là mức lương dùng để đóng thuế TNCN hay không? - Câu hỏi của anh Văn Hậu đến từ Thái Bình.

Lương cơ bản có phải là lương dùng để đóng thuế TNCN hay không?

Lương cơ bản là mức lương mà người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận với nhau trong hợp động lao động.

Lương cơ bản chưa bao gồm các khoản phụ cấp, trợ cấp, chi phí hỗ trợ mà người lao động nhận được từ người sử dụng lao động. Ngoài ra, lương cơ bản phải có mức thấp nhất là từ mức lương tối thiểu vùng trở lên.

Căn cứ vào khoản 2 Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2012) quy định như sau:

Thu nhập chịu thuế
2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công, bao gồm:
a) Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công;
b) Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản: phụ cấp, trợ cấp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công; phụ cấp quốc phòng, an ninh; phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực theo quy định của pháp luật; trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng và các khoản trợ cấp khác theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm theo quy định của Bộ luật lao động; trợ cấp mang tính chất bảo trợ xã hội và các khoản phụ cấp, trợ cấp khác không mang tính chất tiền lương, tiền công theo quy định của Chính phủ.

Theo đó, thu nhập từ tiền lương phải chịu thuế thu nhập cá nhân là các khoản tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, trợ cấp mà người lao động nhận được trong kỳ tính thuế.

Do đó, lương cơ bản không phải là mức lương dùng để đóng thuế TNCN.

Theo như quy định trên thì thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân của người lao động sẽ là tiền lương và các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ những khoản phụ cấp, trợ cấp mà pháp luật quy định không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN.

Mức lương cơ bản của người lao động có phải là lương dùng để đóng thuế thu nhập cá nhân hay không?

Lương cơ bản của người lao động có phải lương dùng để đóng thuế TNCN hay không? Những khoản trợ cấp, phụ cấp nào không chịu thuế TNCN?

Mức lương cơ bản hiện nay của người lao động làm việc tại các doanh nghiệp là bao nhiêu?

Lương cơ bản của người lao động làm việc cho doanh nghiệp sẽ là mức lương được thỏa thuận trong hợp đồng lao động, chưa bao gồm phụ cấp, các khoản chi phí hỗ trợ.

Theo đó thì lương cơ bản của người lao động sẽ được các bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng. Tuy nhiên, chúng ta cần phải phân biệt được lương cơ bản không phải là lương tối thiểu vùng.

Lương tối thiểu vùng là mức lương thấp nhất mà người sử dụng lao động phải trả cho người lao động nhằm đảm bảo mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình tại khu vực mà họ sinh sống, làm việc.

Trong khi đó, lương cở bản là lương trong hợp đồng lao động và do các bên thỏa thuận với nhau. Chính vì thế, lương cơ bản sẽ có mức thấp nhất là bằng mức lương tối thiểu vùng.

Mức lương tối thiểu vùng hiện nay được quy định tại Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP như sau:

+ Vùng I: Mức lương tối thiểu theo tháng là 4.680.000 đồng/tháng, mức lương tối thiểu theo giờ là 22.500 đồng/giờ.

+ Vùng II: Mức lương tối thiểu theo tháng là 4.160.000 đồng/tháng, mức lương tối thiểu theo giờ là 20.000 đồng/giờ.

+ Vùng III: Mức lương tối thiểu theo tháng là 3.640.000 đồng/tháng, mức lương tối thiểu theo giờ là 17.500 đồng/giờ.

+ Vùng IV: Mức lương tối thiểu theo tháng là 3.250.000 đồng/tháng, mức lương tối thiểu theo giờ là 15.600 đồng/giờ.

Như vậy, mức lương cơ bản của người lao động làm theo hợp đồng lao động với doanh nghiệp, cá nhân thì sẽ từ 4.680.000 đồng/tháng ở vùng I, 4.680.000 đồng/tháng ở vùng II, 3.640.000 đồng/tháng ở vùng III, 3.640.000 đồng/tháng ở vùng IV trở lên.

Những khoản trợ cấp, phụ cấp nào của người lao động sẽ không phải chịu thuế TNCN?

Căn cứ vào điểm b khoản 2 Điều 3 Nghị định 65/2013/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 2 Nghị định 12/2015/NĐ-CP) quy định như sau:

Thu nhập chịu thuế
2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công mà người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm:
a) Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công nhận được dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền.
b) Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp sau:
- Trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hàng tháng và trợ cấp một lần theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công;
- Trợ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần đối với các đối tượng tham gia kháng chiến, bảo vệ tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế, thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ;
- Phụ cấp quốc phòng, an ninh; các khoản trợ cấp đối với lực lượng vũ trang;
- Phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với những ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm;
- Phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực;
- Trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thất nghiệp và các khoản trợ cấp khác theo quy định của Bộ luật Lao động và Luật Bảo hiểm xã hội;
- Trợ cấp đối với các đối tượng được bảo trợ xã hội theo quy định của pháp luật;
- Phụ cấp phục vụ đối với lãnh đạo cấp cao;
- Trợ cấp một lần đối với cá nhân khi chuyển công tác đến vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, hỗ trợ một lần đối với cán bộ, công chức làm công tác về chủ quyền biển đảo theo quy định của pháp luật. Trợ cấp chuyển vùng một lần đối với người nước ngoài đến cư trú tại Việt Nam, người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, người Việt Nam cư trú dài hạn ở nước ngoài về Việt Nam làm việc;
- Phụ cấp đối với nhân viên y tế thôn, bản;
- Phụ cấp đặc thù ngành nghề.
Các khoản phụ cấp, trợ cấp không tính vào thu nhập chịu thuế quy định tại Điểm này phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

Theo đó, những khoản phụ cấp, trợ cấp được liệt kê theo quy định nêu trên sẽ không phải chịu thuế TNCN.

Tiền lương Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Tiền lương
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Tiền lương là tiền ngoại tệ thì phải đóng thuế TNCN hay không?
Pháp luật
Thông tư 15/2024/TT-BLĐTBXH bãi bỏ hàng loạt Thông tư về lao động - tiền lương từ ngày 15/02/2025?
Pháp luật
Tiền lương của người lao động bao gồm những khoản nào ngoài mức lương theo công việc theo quy định?
Pháp luật
Mẫu biên bản thỏa thuận lương người lao động mới nhất? Kỳ hạn trả lương cho người lao động là khi nào?
Pháp luật
Mẫu phiếu khảo sát mức độ hài lòng về lương thưởng, công việc của nhân viên công ty? Tải mẫu tại đâu?
Pháp luật
Quyền của người lao động trong việc hưởng lương là gì? Nghĩa vụ cung cấp thông tin về tiền lương của người sử dụng lao động?
Pháp luật
Mẫu đơn khởi kiện đòi tiền lương của người lao động là mẫu nào? Hướng dẫn cách điền mẫu đơn khởi kiện đòi tiền lương?
Pháp luật
Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?
Pháp luật
Mẫu email đề xuất tăng lương bằng tiếng Anh chuyên nghiệp dành cho người lao động? Lưu ý khi viết email?
Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị tăng lương thâm niên dành cho người lao động tại các doanh nghiệp? Thời hạn tăng lương tối thiểu là bao lâu?
Pháp luật
Lương phi công Vietnam Airline là người Việt Nam thấp hơn lương phi công nước ngoài cùng làm việc cho Vietnam Airline thì được trả thêm như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tiền lương
19,675 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tiền lương

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tiền lương

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào