Lực lượng công an nhân dân khi tiếp nhận thông tin báo cháy cần xác định rõ những nội dung gì?
Lực lượng công an nhân dân cần tuân thủ những nguyên tắc nào khi tham gia chữa cháy?
Căn cứ Điều 2 Thông tư 140/2020/NĐ-CP quy định về nguyên tắc khi lực lượng công an nhân dân tham gia chữa cháy như sau:
Nguyên tắc trong hoạt động chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
1. Tuân thủ quy định của pháp luật về Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Thông tư này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Việc tiếp nhận thông tin báo cháy, sự cố, tai nạn và triển khai hoạt động chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ phải được xử lý nhanh chóng, kịp thời, bảo đảm tính cơ động và thống nhất trong chỉ huy điều hành.
3. Trước hết phải ưu tiên cứu người bị nạn; bảo đảm an toàn cho người, phương tiện tham gia chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản.
4. Khi điều động lực lượng, phương tiện đi chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phải điều động đơn vị gần nơi xảy ra cháy, sự cố, tai nạn trước, sau đó đến các đơn vị ở xa.
5. Nghiêm cấm lợi dụng nhiệm vụ được giao trong hoạt động chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ để sách nhiễu, gây phiền hà, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Theo đó, khi lực lượng công an nhân dân tham gia chữa cháy cần tuân thủ những nguyên tắc trên.
Phải ưu tiên cứu người bị nạn; bảo đảm an toàn cho người, sau đó mới bảo đảm phương tiện tham gia chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản.
Lực lượng công an nhân dân (hình từ Internet)
Lực lượng công an nhân dân khi tiếp nhận thông tin báo cháy cần xác định rõ những thông tin gì?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 140/2020/TT-BCA quy định về việc tiếp nhận thông tin báo cháy như sau:
Tiếp nhận thông tin báo cháy, sự cố, tai nạn
1. Bộ phận tiếp nhận và xử lý thông tin báo cháy, sự cố, tai nạn gồm: Trung tâm thông tin chỉ huy 114; bộ phận tiếp nhận và xử lý thông tin của các đơn vị cấp Đội thuộc Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ và Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây viết gọn là Công an cấp huyện).
2. Thông tin báo cháy, sự cố, tai nạn được tiếp nhận: Qua số điện thoại 114; số điện thoại của các đơn vị Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu về phòng cháy, chữa cháy và truyền tin báo sự cố hoặc do người dân trực tiếp đến báo.
3. Nội dung thông tin báo cháy, sự cố, tai nạn cần tiếp nhận:
a) Họ, tên, số điện thoại hoặc địa chỉ của người báo cháy, sự cố, tai nạn;
b) Địa chỉ, thời gian xảy ra cháy, sự cố, tai nạn;
c) Loại hình xảy ra cháy, sự cố, tai nạn; quy mô đám cháy, sự cố, tai nạn; số lượng, tình trạng người bị mắc kẹt trong đám cháy, sự cố, tai nạn; nguy cơ cháy lan và các thông tin khác liên quan đến đám cháy, sự cố, tai nạn.
Như vậy, khi tiếp nhận thông tin báo cháy, lực lượng công an nhân dân cần làm rõ các thông tin sau:
- Họ, tên, số điện thoại hoặc địa chỉ của người báo cháy, sự cố, tai nạn;
- Địa chỉ, thời gian xảy ra cháy, sự cố, tai nạn;
- Loại hình xảy ra cháy, sự cố, tai nạn; quy mô đám cháy, sự cố, tai nạn; số lượng, tình trạng người bị mắc kẹt trong đám cháy, sự cố, tai nạn; nguy cơ cháy lan và các thông tin khác liên quan đến đám cháy, sự cố, tai nạn.
Chiến sĩ công an nhân dân khi tiếp nhận thông tin báo cháy cần thực hiện các công tác nào?
Căn cứ Điều 5 Thông tư 140/2020/TT-BCA quy định về việc các công việc cần thực hiện khi tiếp nhận thông tin báo cháy từ người dân như sau:
Xử lý thông tin báo cháy, sự cố, tai nạn
1. Cán bộ, chiến sĩ trực tại Trung tâm thông tin chỉ huy 114 khi tiếp nhận thông tin báo cháy, sự cố, tai nạn thực hiện theo quy định sau:
a) Xác định rõ địa chỉ nơi xảy ra cháy, sự cố, tai nạn và nhanh chóng phát lệnh báo động đi chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
b) Báo cáo trực chỉ huy đơn vị, nhận và truyền đạt lệnh điều động lực lượng, phương tiện đi chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của chỉ huy đơn vị đến các bộ phận có liên quan;
c) Chuyển phiếu chiến thuật chữa cháy cho đơn vị đi chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (khi đơn vị thực hiện nhiệm vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ được bố trí cùng địa điểm với Trung tâm thông tin chỉ huy 114).
...
Từ quy định trên thì chiến sĩ công an nhân dân khi tiếp nhận thông tin báo cháy cần thực hiện các công việc theo trình tự sau:
- Xác định rõ địa chỉ nơi xảy ra cháy, sự cố, tai nạn và nhanh chóng phát lệnh báo động đi chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
- Báo cáo trực chỉ huy đơn vị, nhận và truyền đạt lệnh điều động lực lượng, phương tiện đi chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của chỉ huy đơn vị đến các bộ phận có liên quan;
- Chuyển phiếu chiến thuật chữa cháy cho đơn vị đi chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (khi đơn vị thực hiện nhiệm vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ được bố trí cùng địa điểm với Trung tâm thông tin chỉ huy 114).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh trong việc phòng chống buôn lậu có nghĩa vụ gì?