Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng phải kịp thời báo cáo đến cơ quan nào về tình hình bảo vệ rừng?

Trách nhiệm của chủ rừng đối với Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng là gì? Kinh phí bảo đảm cho các hoạt động của chủ rừng quy định ra sao? Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng phải kịp thời báo cáo đến cơ quan nào về tình hình bảo vệ rừng? Đây là câu hỏi của anh Trương Vinh đến từ Huế.

Trách nhiệm của chủ rừng đối với Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng là gì? Kinh phí bảo đảm cho các hoạt động của chủ rừng quy định ra sao?

Trách nhiệm của chủ rừng đối với Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng là gì? Kinh phí bảo đảm cho các hoạt động của chủ rừng quy định ra sao?

Trách nhiệm của chủ rừng đối với Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng là gì? Kinh phí bảo đảm cho các hoạt động của chủ rừng quy định ra sao? (Hình từ Internet)

Tại khoản 4 Điều 16 Nghị định 01/2019/NĐ-CP quy định về bảo đảm hoạt động của Lực lượng chuyên tách bảo vệ rừng như sau:

Bảo đảm hoạt động của Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng
1. Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng được trang bị công cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị chuyên dụng, bảo hộ lao động và các loại thiết bị nghiệp vụ cần thiết khác để bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng; được trang bị đồng phục theo quy định tại Phụ lục II kèm theo Nghị định này.
2. Chế độ, chính sách đối với Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng:
a) Viên chức thuộc Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng của chủ rừng được hưởng chế độ lương và các chế độ khác theo quy định của pháp luật;
b) Người lao động hợp đồng được chủ rừng bảo đảm chế độ lương và các chế độ khác theo hợp đồng lao động và theo quy định của pháp luật.
3. Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng được tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ về quản lý bảo vệ rừng, phát triển rừng; ưu tiên về nghiệp vụ tuần tra, kiểm tra, bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng, phòng trừ sinh vật hại rừng, phòng ngừa, ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật về quản lý bảo vệ rừng; quản lý, sử dụng công cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật.
4. Kinh phí bảo đảm cho các hoạt động của Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng của chủ rừng:
a) Đối với chủ rừng là đơn vị sự nghiệp công lập, kinh phí hoạt động thực hiện theo quy định của pháp luật về hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập;
b) Đối với chủ rừng khác tự bảo đảm kinh phí hoạt động của Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng theo quy định của pháp luật.

Theo đó, về kinh phí đảm bảo cho các hoạt động của Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng của chủ rừng đó là:

- Đối với chủ rừng là đơn vị sự nghiệp công lập, kinh phí hoạt động thực hiện theo quy định của pháp luật về hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập;

- Đối với chủ rừng khác tự bảo đảm kinh phí hoạt động của Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, tại Điều 17 Nghị định 01/2019/NĐ-CP quy định thì:

Trách nhiệm của chủ rừng đối với Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng
1. Trực tiếp quản lý, chỉ đạo hoạt động đối với Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng; tổ chức xây dựng Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng có đủ năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; phối hợp với Kiểm lâm và các lực lượng khác trên địa bàn để bảo vệ rừng.
2. Bảo đảm kinh phí hoạt động, lương và các chế độ khác; phương tiện, thiết bị làm việc, công cụ hỗ trợ, đồng phục, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng theo quy định.

Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng phải kịp thời báo cáo đến cơ quan nào về tình hình bảo vệ rừng?

Theo quy định tại Điều 14 Nghị định 01/2019/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ và quyền hạn như sau:

Nhiệm vụ, quyền hạn của Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng
1. Tuần tra, kiểm tra bảo vệ rừng, đất rừng quy hoạch cho lâm nghiệp; thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi phá rừng, lấn chiếm rừng, khai thác lâm sản và các hành vi vi phạm pháp luật khác về quản lý, bảo vệ rừng thuộc phạm vi diện tích được giao.
2. Tổ chức thực hiện phương án, biện pháp phòng cháy và chữa cháy rừng; phối hợp tuyên truyền, vận động nhân dân trong khu vực tham gia bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng.
3. Kịp thời báo cáo với chủ rừng và cơ quan Kiểm lâm về tình hình bảo vệ rừng; chấp hành sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp của chủ rừng và kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của cơ quan Kiểm lâm; chấp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật trong khi làm nhiệm vụ.
4. Kiểm tra, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, quản lý lâm sản; lập biên bản kiểm tra ban đầu, bảo vệ hiện trường, bảo quản tang vật vi phạm, kịp thời báo cáo với người, cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
5. Được sử dụng công cụ hỗ trợ, đồng phục, phương tiện, thiết bị chuyên dụng theo quy định của pháp luật.
6. Thực hiện các nhiệm vụ khác do chủ rừng giao.

Theo đó, Lực lượng bảo vệ rừng phải kịp thời báo cáo với chủ rừng và cơ quan Kiểm lâm về tình hình bảo vệ rừng

Bên cạnh đó, chấp hành sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp của chủ rừng và kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của cơ quan Kiểm lâm; chấp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật trong khi làm nhiệm vụ.

Doanh nghiệp nhà nước có thuộc trong tổ chức Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng không?

Tại khoản 1 Điều 15 Nghị định 01/2019/NĐ-CP quy định thì Doanh nghiệp nhà nước thuộc trong tổ chức Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng, cụ thể như sau:

Tổ chức Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng
1. Ban quản lý rừng đặc dụng, Ban quản lý rừng phòng hộ nơi không thành lập tổ chức Kiểm lâm; doanh nghiệp nhà nước, tổ chức không thuộc lực lượng vũ trang được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng và đất rừng được tổ chức Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng.
2. Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng gồm có viên chức và lao động hợp đồng; số lượng viên chức và lao động hợp đồng thực hiện theo quy định của pháp luật.
Bảo vệ rừng Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Bảo vệ rừng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Rừng là gì? Nguyên tắc bảo vệ và phát triển rừng
Pháp luật
Khoán bảo vệ rừng là gì? Đối tượng rừng được quy định thế nào? Mức kinh phí khoán bảo vệ rừng được tính như thế nào?
Pháp luật
Cá nhân, tổ chức nào được nhận khoán bảo vệ rừng? Cá nhân, tổ chức được nhận khoán bảo vệ rừng có mức hỗ trợ là bao nhiêu?
Pháp luật
Cháy rừng do tự nhiên có phải là thiên tai hay không? Khi cháy rừng xảy ra thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có nhiệm vụ gì?
Pháp luật
Nghị quyết 29/NQ-CP 2024 quy định Chương trình hành động thực hiện Kết luận 61-KL/TW ngày 17/8/2023 ra sao?
Pháp luật
Người có hành vi lấn chiếm rừng sản xuất của người khác sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Pháp luật
Hồ sơ phê duyệt thiết kế công trình bảo vệ rừng sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước gồm tài liệu gì?
Pháp luật
Suy thoái rừng là gì? Điều tra rừng có bao gồm nội dung điều tra, đánh giá tình trạng mất rừng và suy thoái rừng không?
Pháp luật
Có biến động về diện tích rừng nhưng không báo cáo cho cơ quan có thẩm quyền thì chủ rừng có bị xử phạt không?
Pháp luật
Người nuôi trái phép các loài động vật ngoại lai xâm hại vào rừng đặc dụng thì bị xử phạt thế nào?
Pháp luật
Người đào phá đường lâm nghiệp thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính đến 10 triệu đồng đúng không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bảo vệ rừng
2,025 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bảo vệ rừng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bảo vệ rừng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào