Lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy có trách nhiệm thế nào trong việc điều tra, giải quyết vụ cháy nổ?
- Việc tiếp nhận thông tin báo về các vụ cháy nổ của người dân là trách nhiệm của cơ quan nào?
- Lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy có trách nhiệm thế nào trong việc điều tra, giải quyết vụ cháy nổ?
- Cơ quan nào phối hợp với lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy thực hiện nhiệm vụ điều tra quyết vụ cháy nổ?
Việc tiếp nhận thông tin báo về các vụ cháy nổ của người dân là trách nhiệm của cơ quan nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Thông tư 55/2020/TT-BCA có quy định:
Trách nhiệm của Công an xã, phường, thị trấn
1. Tiếp nhận tin báo của cá nhân, cơ quan, tổ chức về các vụ cháy, nổ xảy ra trên địa bàn và khẩn trương tổ chức xác minh để báo cáo cơ quan chức năng có thẩm quyền phối hợp giải quyết.
2. Khi xác định có vụ cháy, nổ, Công an xã, phường, thị trấn (sau đây viết gọn là Công an cấp xã) có trách nhiệm báo cáo ngay cho đơn vị Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ gần nhất; đồng thời báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã và Trưởng Công an quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết gọn là Công an cấp huyện); cử cán bộ có mặt kịp thời tại hiện trường vụ việc, tổ chức đưa người bị nạn đi cấp cứu, bảo vệ tài sản, bảo vệ hiện trường; phối hợp đảm bảo an ninh, trật tự tại khu vực xảy ra cháy, nổ theo yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền.
3. Phát hiện, ghi nhận các dấu vết, vật chứng để lại hiện trường; phối hợp các lực lượng xác định thiệt hại ban đầu về người, tài sản; tìm người biết việc để lấy lời khai, xác định sơ bộ về vùng cháy, nổ đầu tiên, đặc điểm âm thanh, ánh sáng của vụ cháy, nổ hoặc ghi rõ họ tên, tuổi, địa chỉ, số chứng minh nhân dân (hoặc căn cước công dân), số điện thoại của họ để phục vụ công tác điều tra. Báo cáo cụ thể tình hình có liên quan và bàn giao những công việc đã làm cho cơ quan, người có thẩm quyền.
4. Phối hợp với Cơ quan điều tra, cơ quan, đơn vị Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có thẩm quyền trong công tác điều tra, giải quyết vụ cháy, nổ khi được yêu cầu.
Theo đó Công an an xã, phường, thị trấn có trách nhiệm tiếp nhận tin báo của cá nhân, cơ quan, tổ chức về các vụ cháy nổ xảy ra trên địa bàn và khẩn trương tổ chức xác minh để báo cáo cơ quan chức năng có thẩm quyền phối hợp giải quyết.
Lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy có trách nhiệm thế nào trong việc điều tra, giải quyết vụ cháy nổ? (Hình từ Internet)
Lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy có trách nhiệm thế nào trong việc điều tra, giải quyết vụ cháy nổ?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Thông tư 55/2020/TT-BCA quy định quy định trong việc điều tra quyết vụ cháy nổ lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy có trách nhiệm:
- Có mặt ngay sau khi nhận được tin báo vụ cháy, nổ để triển khai các hoạt động chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ; xác định nhanh thiệt hại ban đầu, xác định người bị hại, người làm chứng và những người có liên quan;
Bàn giao hiện trường để lực lượng Công an cấp xã tổ chức bảo vệ sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ; kiểm tra lời khai ban đầu của nhân chứng, xác định sơ bộ vùng cháy, nổ đầu tiên.
- Phối hợp với Cơ quan điều tra các cấp, lực lượng Kỹ thuật hình sự, cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cấp trên thực hiện khám nghiệm hiện trường và các hoạt động điều tra khác.
- Tiếp nhận và xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền vụ cháy, nổ không có dấu hiệu tội phạm nhưng có dấu hiệu vi phạm hành chính về phòng cháy và chữa cháy do Cơ quan điều tra chuyển giao.
Cơ quan nào phối hợp với lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy thực hiện nhiệm vụ điều tra quyết vụ cháy nổ?
Theo Điều 6 Thông tư 55/2020TT-BCA có quy định:
Trách nhiệm của Công an cấp huyện chưa thành lập Đội Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
1. Phối hợp với lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thực hiện các hoạt động chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ theo quy định, xác định nhanh thiệt hại ban đầu; chủ trì, phối hợp với các lực lượng có liên quan bảo vệ hiện trường, xác định người bị hại, người làm chứng và những người có liên quan.
2. Chủ trì tổ chức điều tra, giải quyết vụ cháy, nổ xảy ra thuộc địa bàn (trừ trường hợp thuộc thẩm quyền điều tra, giải quyết của Cơ quan điều tra cấp trên, Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc Công an cấp tỉnh, Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ và Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân).
3. Phối hợp, cử người tham gia điều tra, giải quyết vụ cháy, nổ theo yêu cầu của Cơ quan điều tra cấp trên, cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
4. Tiếp nhận và xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền vụ cháy, nổ không có dấu hiệu tội phạm nhưng có dấu hiệu vi phạm hành chính về phòng cháy và chữa cháy do các Cơ quan khác chuyển giao.
Theo đó Công an cấp huyện chưa thành lập Đội Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có trách nhiệm phối hợp với lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy thực hiện các hoạt động chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ theo quy định, xác định nhanh thiệt hại ban đầu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Gia hạn thời gian đóng thầu khi không có nhà thầu tham dự trong thời gian tối thiểu bao lâu?
- Mẫu thuyết minh báo cáo tài chính nhà nước mới nhất? Tải mẫu ở đâu? Báo cáo tài chính nhà nước phải được công khai trong thời hạn bao lâu?
- Mẫu phiếu tự phân tích chất lượng và đánh giá xếp loại của Đảng viên cuối năm? Tải về mẫu phiếu?
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?