Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ số 36/2024/QH15 quy định nguyên tắc chung khi tham gia giao thông đường bộ tại điều mấy?
- Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ số 36/2024/QH15 quy định nguyên tắc chung khi tham gia giao thông đường bộ tại điều mấy?
- Nội dung quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ bao gồm những gì?
- Nội dung tổ chức giáo dục kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ là gì?
Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ số 36/2024/QH15 quy định nguyên tắc chung khi tham gia giao thông đường bộ tại điều mấy?
Căn cứ theo Điều 10 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 có nêu rõ như sau:
Quy tắc chung
1. Người tham gia giao thông đường bộ phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định, chấp hành báo hiệu đường bộ và các quy tắc giao thông đường bộ khác.
2. Người lái xe và người được chở trên xe ô tô phải thắt dây đai an toàn tại những chỗ có trang bị dây đai an toàn khi tham gia giao thông đường bộ.
3. Khi chở trẻ em dưới 10 tuổi và chiều cao dưới 1,35 mét trên xe ô tô không được cho trẻ em ngồi cùng hàng ghế với người lái xe, trừ loại xe ô tô chỉ có một hàng ghế; người lái xe phải sử dụng, hướng dẫn sử dụng thiết bị an toàn phù hợp cho trẻ em.
Theo đó, nguyên tắc chung khi tham gia giao thông đường bộ được quy định tại Điều 10 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ số 36/2024/QH15
Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ số 36/2024/QH15 quy định nguyên tắc chung khi tham gia giao thông đường bộ tại điều mấy?
Nội dung quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ bao gồm những gì?
Căn cứ theo Điều 86 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 có nêu rõ nội dung quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ bao gồm:
- Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, chiến lược, chương trình, kế hoạch, đề án, dự án về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
- Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
- Quản lý phương tiện giao thông đường bộ.
- Quản lý người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
- Tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
- Chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ.
- Điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ.
- Nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
- Xây dựng lực lượng trực tiếp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ; đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng, huấn luyện về công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
- Thống kê, tổng hợp, xây dựng Cơ sở dữ liệu về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
- Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
- Hợp tác quốc tế về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
Nội dung tổ chức giáo dục kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ là gì?
Theo tiểu mục 3 Mục II Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định 1043/QĐ-TTg năm 2024 có nêu rõ nội dung tổ tổ chức giáo dục kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ như sau:
(1) Giáo dục kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ cho trẻ em của cơ sở giáo dục mầm non, học sinh của cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
- Nội dung
+ Tích hợp, lồng ghép kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ vào chương trình giảng dạy trong cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học và trung học cơ sở.
+ Biên soạn và tổ chức giảng dạy kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ cho học sinh tại cơ sở giáo dục trung học phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
+ Chỉ đạo cơ quan quản lý trường trung học phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp hướng dẫn các trường trung học phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp chuẩn bị cơ sở vật chất, phương tiện xe gắn máy để phối hợp với lực lượng Cảnh sát giao thông tổ chức hướng dẫn thực hành kỹ năng lái xe gắn máy an toàn.
- Cơ quan chủ trì: Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì tổ chức giáo dục kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ cho trẻ em của cơ sở giáo dục mầm non, học sinh của cơ sở giáo dục phổ thông; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì tổ chức giáo dục kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ cho học sinh của cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
- Cơ quan phối hợp: Các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
(2) Hướng dẫn thực hành kỹ năng lái xe gắn máy an toàn cho học sinh tại cơ sở giáo dục trung học phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
- Nội dung
+ Biên soạn tài liệu hướng dẫn thực hành kỹ năng lái xe gắn máy an toàn.
+ Trực tiếp hướng dẫn thực hành kỹ năng lái xe gắn máy an toàn cho học sinh tại cơ sở giáo dục trung học phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
+ Chỉ đạo lực lượng Cảnh sát giao thông các địa phương phối hợp với các trường trung học phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp tổ chức hướng dẫn thực hành kỹ năng lái xe gắn máy an toàn.
- Cơ quan chủ trì: Bộ Công an.
- Cơ quan phối hợp: Các đơn vị chức năng thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiền bồi thường về đất ở không đủ so với giá trị của một suất tái định cư tối thiểu thì được Nhà nước hỗ trợ thế nào theo Luật Đất đai mới?
- Biên tập viên hạng 1 lĩnh vực xuất bản chỉ đạo việc phối hợp giữa biên tập viên các bộ phận nào để bản thảo đi in đạt yêu cầu chất lượng xuất bản phẩm?
- Quán net được mở đến mấy giờ? Quán net không được hoạt động từ 22 giờ đến 8 giờ sáng hôm sau đúng không?
- Thành viên trong nhóm người sử dụng đất muốn chuyển nhượng đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì xử lý như thế nào?
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?