Luật hôn nhân và gia đình mới nhất 2023? Những văn bản nào hướng dẫn Luật hôn và nhân gia đình?
- Luật hôn nhân gia đình mới nhất 2023 là luật nào?
- Những văn bản nào được sử dụng để hướng dẫn thi hành Luật hôn nhân và gia đình 2014?
- Phạm vi điều chỉnh của Luật hôn nhân và gia đình 2014 là gì?
- Những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình được quy định như thế nào?
- Trách nhiệm của Nhà nước và xã hội đối với hôn nhân và gia đình được quy định như thế nào?
Luật hôn nhân gia đình mới nhất 2023 là luật nào?
Ngày 19/06/2014 Quốc Hội chính thức thông qua Luật Hôn nhân và gia đình 2014 và Luật này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2015.
Tính đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có bất kỳ thông tin, văn bản hoặc dự thảo nào về việc ban hành Luật Cán bộ, công chức mới để thay thế cho Luật hôn nhân và gia đình 2014.
Do đó, trong năm 2023, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 vẫn sẽ có hiệu lực và tiếp tục được áp dụng cho đến khi có văn bản thay thế.
Luật hôn nhân và gia đình mới nhất 2023? Những văn bản nào hướng dẫn Luật hôn và nhân gia đình?
Những văn bản nào được sử dụng để hướng dẫn thi hành Luật hôn nhân và gia đình 2014?
Hiện nay, một số Nghị định được sử dụng để hướng dẫn thi hành Luật hôn nhân và gia đình 2014, bao gồm:
Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã
Nghị định 98/2016/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 10/2015/NĐ-CP quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP hướng dẫn thi hành quy định của Luật hôn nhân và gia đình
Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hộ tịch
Nghị định 10/2015/NĐ-CP Quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai vì mục đích nhân đạo
Nghị định 126/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Hôn nhân và gia đình
Phạm vi điều chỉnh của Luật hôn nhân và gia đình 2014 là gì?
Căn cứ tại Điều 1 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:
Phạm vi điều chỉnh
Luật này quy định chế độ hôn nhân và gia đình; chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử giữa các thành viên gia đình; trách nhiệm của cá nhân, tổ chức, Nhà nước và xã hội trong việc xây dựng, củng cố chế độ hôn nhân và gia đình.
Theo đó, Luật hôn nhân và gia đình 2014 có phạm vi điều chỉnh với:
- Chuẩn mực pháp lýcho cách ứng xử giữa các thành viên gia đình
- Trách nhiệm của cá nhân, tổ chức, Nhà nước và xã hội trong việc xây dựng, củng cố chế độ hôn nhân và gia đình.
Những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình được quy định như thế nào?
Căn cứ vào Điều 2 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình được quy định như sau:
- Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.
- Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, tôn giáo, giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa người có tín ngưỡng với người không có tín ngưỡng, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
- Xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; các thành viên gia đình có nghĩa vụ tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; không phân biệt đối xử giữa các con.
- Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ, hỗ trợ trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật thực hiện các quyền về hôn nhân và gia đình; giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ; thực hiện kế hoạch hóa gia đình.
- Kế thừa, phát huy truyền thống văn hóa, đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam về hôn nhân và gia đình.
Trách nhiệm của Nhà nước và xã hội đối với hôn nhân và gia đình được quy định như thế nào?
Căn cứ vào Điều 4 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về trách nhiệm của Nhà nước và xã hội đối với hôn nhân và gia đình như sau:
- Nhà nước có chính sách, biện pháp bảo hộ hôn nhân và gia đình, tạo điều kiện để nam, nữ xác lập hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng; xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc và thực hiện đầy đủ chức năng của mình; tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về hôn nhân và gia đình;
Vận động nhân dân xóa bỏ phong tục, tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình, phát huy truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp thể hiện bản sắc của mỗi dân tộc.
- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hôn nhân và gia đình. Các bộ, cơ quan ngang bộ thực hiện quản lý nhà nước về hôn nhân và gia đình theo sự phân công của Chính phủ. Ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan khác thực hiện quản lý nhà nước về hôn nhân và gia đình theo quy định của pháp luật.
- Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giáo dục, vận động cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, các thành viên của mình và mọi công dân xây dựng gia đình văn hóa; kịp thời hòa giải mâu thuẫn trong gia đình, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các thành viên gia đình. Nhà trường phối hợp với gia đình trong việc giáo dục, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hôn nhân và gia đình cho thế hệ trẻ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải về mẫu biên bản về việc kháng cáo vụ án hình sự mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu biên bản về việc kháng cáo?
- Quy chế nội bộ về cho vay, quản lý nợ, xử lý rủi ro của Quỹ Hỗ trợ nông dân gồm những nội dung nào?
- Việc thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở của chủ đầu tư được quy định thế nào?
- Cách thức giải quyết công việc của Tổng Kiểm toán nhà nước là gì? Cuộc họp do Tổng Kiểm toán nhà nước chủ trì gồm những gì?
- Lỗi đi vào đường cấm ô tô 2025 phạt bao nhiêu tiền, trừ mấy điểm giấy phép lái xe theo Nghị định 168?